Vì sao Gia Cát Lượng dặn 'quan tài 4 người khiêng, dây đứt hạ táng'?

Theo một số ghi chép, Gia Cát Lượng dặn dò rằng sau khi ông chết thì cử 4 người khiêng quan tài về phía Nam. Khi nào dây thừng đứt thì hạ táng ở đó.

 Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông có tài mưu lược, liệu sự như thần nên được Lưu Bị 3 lần mời xuống núi giúp khôi phục nhà Hán.

Gia Cát Lượng (181 - 234) tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán thời Tam quốc. Ông có tài mưu lược, liệu sự như thần nên được Lưu Bị 3 lần mời xuống núi giúp khôi phục nhà Hán.

Theo đó, Gia Cát Lượng có đóng góp không nhỏ trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán cũng như hình thành nên thế chân vạc giữa Lưu Bị - Tào Tháo - Tôn Quyền.

Theo đó, Gia Cát Lượng có đóng góp không nhỏ trong việc giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán cũng như hình thành nên thế chân vạc giữa Lưu Bị - Tào Tháo - Tôn Quyền.

Là người túc trí đa mưu, Gia Cát Lượng "tiên đoán" được cái chết của bản thân. Do vậy, khi biết bản thân không còn sống được bao lâu, ông dặn dò con cháu về việc lo hậu sự cho mình.

Là người túc trí đa mưu, Gia Cát Lượng "tiên đoán" được cái chết của bản thân. Do vậy, khi biết bản thân không còn sống được bao lâu, ông dặn dò con cháu về việc lo hậu sự cho mình.

Một số sử liệu ghi chép Gia Cát Lượng trăn trối rằng, sau khi ông chết hãy chôn mình tại núi Định Quân thuộc Hán Trung. Ngôi mộ xây theo thế dựa núi, chỉ cần đào một cái huyệt. Huyệt đó chỉ vừa quan tài. Thi hài ông thì mặc quần áo ngày thường nhập liệm và không cần tùy táng với những thứ khác.

Một số sử liệu ghi chép Gia Cát Lượng trăn trối rằng, sau khi ông chết hãy chôn mình tại núi Định Quân thuộc Hán Trung. Ngôi mộ xây theo thế dựa núi, chỉ cần đào một cái huyệt. Huyệt đó chỉ vừa quan tài. Thi hài ông thì mặc quần áo ngày thường nhập liệm và không cần tùy táng với những thứ khác.

Không những vậy, Khổng Minh còn dặn dò để 4 người khiêng quan tài ông đi về phía Nam. Khi nào dây thừng đứt thì hãy hạ táng ông.

Không những vậy, Khổng Minh còn dặn dò để 4 người khiêng quan tài ông đi về phía Nam. Khi nào dây thừng đứt thì hãy hạ táng ông.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, con cháu và những người thân đã làm theo di nguyện của ông. Họ cử 4 nam giới khỏe mạnh khiêng quan tài chứa thi hài Khổng Minh đi về phía Nam.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, con cháu và những người thân đã làm theo di nguyện của ông. Họ cử 4 nam giới khỏe mạnh khiêng quan tài chứa thi hài Khổng Minh đi về phía Nam.

Tuy nhiên, 4 người này đi mãi mà dây thừng vẫn chưa có dấu hiệu đứt trong khi bản thân đã thấm mệt. Do đó, họ dừng lại và bàn bạc. Sau một hồi suy nghĩ, họ quyết định dùng dao cắt đứt dây thừng rồi đào một ngôi mộ để chôn cất Gia Cát Lượng.

Tuy nhiên, 4 người này đi mãi mà dây thừng vẫn chưa có dấu hiệu đứt trong khi bản thân đã thấm mệt. Do đó, họ dừng lại và bàn bạc. Sau một hồi suy nghĩ, họ quyết định dùng dao cắt đứt dây thừng rồi đào một ngôi mộ để chôn cất Gia Cát Lượng.

Hoàn tất công việc mai táng Gia Cát Lượng, 4 người trên quay trở về báo cáo với triều đình. Khi nghe được tin báo, hoàng đế nhà Thục Hán là Lưu Thiện cho rằng 4 người này tốn không nhiều thời gian để đưa tiễn Khổng Minh về nơi an nghỉ cuối cùng. Dây thừng sẽ khó có thể đứt chỉ trong thời gian ngắn như vậy.

Hoàn tất công việc mai táng Gia Cát Lượng, 4 người trên quay trở về báo cáo với triều đình. Khi nghe được tin báo, hoàng đế nhà Thục Hán là Lưu Thiện cho rằng 4 người này tốn không nhiều thời gian để đưa tiễn Khổng Minh về nơi an nghỉ cuối cùng. Dây thừng sẽ khó có thể đứt chỉ trong thời gian ngắn như vậy.

Với nghi ngờ này, Lưu Thiện sai người bắt giữ và tra hỏi 4 người khiêng quan tài của Gia Cát Lượng. Cuối cùng, họ thừa nhận đã làm không đúng với di nguyện của Khổng Minh.

Với nghi ngờ này, Lưu Thiện sai người bắt giữ và tra hỏi 4 người khiêng quan tài của Gia Cát Lượng. Cuối cùng, họ thừa nhận đã làm không đúng với di nguyện của Khổng Minh.

Trong lúc tức giận, Lưu Thiện hạ lệnh giết 4 người trên. Sau khi bình tĩnh trở lại, ông hoàng nhà Thục Hán mới nhớ ra chưa tra hỏi vị trí chôn cất Gia Cát Lượng. Do 4 người trên đều đã chết nên không ai có manh mối giúp tìm ra mộ phần của vị thừa tướng danh tiếng này. Đến tận ngày nay, vị trí ngôi mộ của ông vẫn là một bí ẩn lớn.

Trong lúc tức giận, Lưu Thiện hạ lệnh giết 4 người trên. Sau khi bình tĩnh trở lại, ông hoàng nhà Thục Hán mới nhớ ra chưa tra hỏi vị trí chôn cất Gia Cát Lượng. Do 4 người trên đều đã chết nên không ai có manh mối giúp tìm ra mộ phần của vị thừa tướng danh tiếng này. Đến tận ngày nay, vị trí ngôi mộ của ông vẫn là một bí ẩn lớn.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-gia-cat-luong-dan-quan-tai-4-nguoi-khieng-day-dut-ha-tang-1652608.html