Vì sao đội quân bất bại của Thành Cát Tư Hãn thua thảm ở Afghanistan?

Dù chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ ở châu Á và châu Âu nhưng đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn thất bại ở Afghanistan. Lực lượng Afghanistan đã đánh tan hàng vạn quân Mông Cổ.

 Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã sáng lập nên đế chế Mông Cổ và dẫn quân chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227.

Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã sáng lập nên đế chế Mông Cổ và dẫn quân chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227.

Dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ mở rộng lãnh thổ rộng khắp châu Á và châu Âu. Theo đó, đội quân chinh phục của Thành Cát Tư Hãn khiến nhiều đế quốc khiếp sợ, dè chừng.

Dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn, đế chế Mông Cổ mở rộng lãnh thổ rộng khắp châu Á và châu Âu. Theo đó, đội quân chinh phục của Thành Cát Tư Hãn khiến nhiều đế quốc khiếp sợ, dè chừng.

Thế nhưng, Thành Cát Tư Hãn không thể chinh phục được Afghanistan. Cụ thể, vào năm 1218, sau khi tiêu diệt và sáp nhập Tây Liêu vào Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn không chỉ dòm ngó nhà Tống ở phía Nam Trung Quốc mà con muốn chinh phục khu vực Trung Đông và nhiều đế quốc ở châu Âu.

Thế nhưng, Thành Cát Tư Hãn không thể chinh phục được Afghanistan. Cụ thể, vào năm 1218, sau khi tiêu diệt và sáp nhập Tây Liêu vào Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn không chỉ dòm ngó nhà Tống ở phía Nam Trung Quốc mà con muốn chinh phục khu vực Trung Đông và nhiều đế quốc ở châu Âu.

Thành Cát Tư Hãn phái một đoàn lạc đà gồm 500 người mang theo nhiều châu báu tới Khwarezmia để thiết lập quan hệ ngoại giao với Khwarezm - đế quốc hùng mạnh và rộng lớn với lãnh thổ trải dài ở Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, khoảng 50% lãnh thổ Afghanistan và các vùng lân cận ngày nay.

Thành Cát Tư Hãn phái một đoàn lạc đà gồm 500 người mang theo nhiều châu báu tới Khwarezmia để thiết lập quan hệ ngoại giao với Khwarezm - đế quốc hùng mạnh và rộng lớn với lãnh thổ trải dài ở Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, khoảng 50% lãnh thổ Afghanistan và các vùng lân cận ngày nay.

Đế quốc Khwarezm vốn xem thường những người du mục nên không hạ lệnh bắt giữ toàn bộ đoàn sứ thần mà Thành Cát Tư Hãn cử đến. Sau đó, người sáng lập đế chế Mông Cổ cử tiếp 3 nhà ngoại giao khác đến Khwarezm. Lần này, Shah Ala ad-Din Muhammad - người cai trị Khwarezm quyết định xử tử tất cả sứ giả và đoàn ngoại giao mà Thành Cát Tư Hãn cử đến.

Đế quốc Khwarezm vốn xem thường những người du mục nên không hạ lệnh bắt giữ toàn bộ đoàn sứ thần mà Thành Cát Tư Hãn cử đến. Sau đó, người sáng lập đế chế Mông Cổ cử tiếp 3 nhà ngoại giao khác đến Khwarezm. Lần này, Shah Ala ad-Din Muhammad - người cai trị Khwarezm quyết định xử tử tất cả sứ giả và đoàn ngoại giao mà Thành Cát Tư Hãn cử đến.

Biết chuyện này, Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận nên quyết định tấn công chinh phục Khwarezm. Ông hạ lệnh cho 20 vạn quân vượt dãy Thiên Sơn tràn vào Khwarezmia vào năm 1219. Với lực lượng 40 vạn quân, Shah Ala ad-Din Muhammad tin rằng quân Mông Cổ sẽ không thể giành chiến thắng ở nơi đây dễ dàng như các nơi khác.

Biết chuyện này, Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận nên quyết định tấn công chinh phục Khwarezm. Ông hạ lệnh cho 20 vạn quân vượt dãy Thiên Sơn tràn vào Khwarezmia vào năm 1219. Với lực lượng 40 vạn quân, Shah Ala ad-Din Muhammad tin rằng quân Mông Cổ sẽ không thể giành chiến thắng ở nơi đây dễ dàng như các nơi khác.

Thế nhưng, sau khoảng 5 tháng, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã chiếm được thành Otrar, Bukhara và một số nơi khác. Đến tháng 3/1220, quân Mông Cổ tiến sát kinh đô Samarkand của người Khwarezmia. Do khinh địch nên lực lượng của Shah Ala ad-Din Muhammad bị đánh bại.

Thế nhưng, sau khoảng 5 tháng, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã chiếm được thành Otrar, Bukhara và một số nơi khác. Đến tháng 3/1220, quân Mông Cổ tiến sát kinh đô Samarkand của người Khwarezmia. Do khinh địch nên lực lượng của Shah Ala ad-Din Muhammad bị đánh bại.

Năm 1220, Shah Ala ad-Din Muhammad qua đời và con trai ông là Jalal ad-Din Mingburnu kế thừa ngai vàng. Sau khi lên ngôi, tân vương của Khwarezmia tập hợp quân sĩ từ mọi miền đất nước về Parwan, khu vực phía Nam Khwarezm (Afghanistan ngày nay). Theo đó, đội quân lên tới 6 vạn người.

Năm 1220, Shah Ala ad-Din Muhammad qua đời và con trai ông là Jalal ad-Din Mingburnu kế thừa ngai vàng. Sau khi lên ngôi, tân vương của Khwarezmia tập hợp quân sĩ từ mọi miền đất nước về Parwan, khu vực phía Nam Khwarezm (Afghanistan ngày nay). Theo đó, đội quân lên tới 6 vạn người.

Là người mưu trí, dũng mãnh, Jalal ad-Din Mingburnu đã chỉ huy quân đội giao chiến với lực lượng Mông Cổ. Do thông thuộc địa hình nên lực lượng Khwarezm bố trí nhiều cạm bẫy, dụ quân Mông Cổ vào trận địa mai phục.

Là người mưu trí, dũng mãnh, Jalal ad-Din Mingburnu đã chỉ huy quân đội giao chiến với lực lượng Mông Cổ. Do thông thuộc địa hình nên lực lượng Khwarezm bố trí nhiều cạm bẫy, dụ quân Mông Cổ vào trận địa mai phục.

Nhờ vậy, quân Mông Cổ tổn thất lớn về quân số do thua trận. Đây là thất bại lớn đầu tiên của quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.

Nhờ vậy, quân Mông Cổ tổn thất lớn về quân số do thua trận. Đây là thất bại lớn đầu tiên của quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.

Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-doi-quan-bat-bai-cua-thanh-cat-tu-han-thua-tham-o-afghanistan-1874197.html