Trùng tu di tích: Hiểu như thế nào về giữ gìn tối đa các yếu tố gốc?
Thời gian qua, sau nhiều trường hợp di tích bị biến dạng, thậm chí bị hủy hoại vì trùng tu, tôn tạo, nhiều người cảm thấy dần mất niềm tin, dẫn đến tâm lý có phần cực đoan khi cho rằng: 'trùng tu là phải giữ nguyên trạng'; là 'không được phép có bất cứ sự thay đổi nào'. Vậy quy định hiện nay về vấn đề này như thế nào?
Không phải công trình nào cũng bị “ném đá”
Hiện nay, du khách vào thăm quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) ít người biết rằng, nhà che bia đá và nhà Thái Học là hai hạng mục mới – không có trong di tích gốc.
Kể lại quá trình cùng cộng sự tôn tạo di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với báo chí, GS-KTS Hoàng Đạo Kính cho biết: Khi đó, những dãy bia nối dài cứ dãi dầu mưa nắng mà không có bất cứ một biện pháp bảo vệ nào. Có tới vài phương án bảo tồn được đưa ra. Người muốn phủ hóa chất lên bia - phương pháp lúc đó được áp dụng tại Liên Xô (cũ).
Người lại muốn dựng một nhà bia lớn phủ lên trên cả hai dãy bia. Sau này, phương án mà ông Kính phải cố rất nhiều để thực hiện là dựng 8 nhà che bia. Những dãy nhà này vừa hợp cảnh quan vừa giúp bảo vệ di sản.
“Văn Miếu đã có nhiều đợt tôn tạo, xây mới. Có đợt từ thời Lê, có đợt thời Nguyễn. Sau này, chúng ta cũng đã xây thêm nhà bia, nhà Thái học - hai hạng mục không có trong di tích gốc”, PGS-TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản nói. Cũng theo PGS Bài, nếu chiếu theo Luật Di sản, việc xây thêm hai hạng mục trên sẽ không thể thực hiện được. Trong khi, chính hai hạng mục đó đã phát huy giá trị bảo vệ, phát triển, sử dụng tại Văn Miếu rất rõ.
Hay cuộc trùng tu có bổ sung thêm cầu thang bộ cho di tích bức tường tại Thành cổ Hà Nội cũng từng gây tranh cãi khi được đưa ra thảo luận. Bên phản đối cho rằng điều này đã vi phạm tính chuẩn mực, tính nguyên gốc của di sản. Tuy nhiên, sau đó, thang bộ vẫn được bổ sung. Nhờ đó, khách tham quan có thể lên thăm bức tường thành, quan sát từ trên cao xuống. Di tích nhờ đó gần gũi hơn với người xem.
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, bài “Vài suy nghĩ về “yếu tố gốc” cấu thành di tích) chỉ ra rằng, khi chưa xuất hiện các khái niệm khoa học về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, các cụ xưa vẫn cứ làm cái việc xây dựng, kiến thiết công trình để phục vụ nhu cầu cư trú, sinh hoạt, thờ cúng thần, thánh, Phật, tổ tiên.
“Theo thơìgian, các công trình kiến trúc ấy trở thành di tích,nhiều cái bị hư hỏng, hủy hoại. Thời ấy, mỗi khi cầntu sửa công trình xây dựng trong làng, trong họ, các cụ “tùy tiền biện lễ” cho sửa sang, xây dựng lại, ít tiền sửa nhỏ (tiểu tu), khá hơn một chút sửa vừa (trung tu), giàu có sửa lớn (đại tu), mở mang rộng rãi khang trang hơn, bổ sung thêm các hạng mục mới,ở chùa hoặc đền còn cho tô tượng, đúc chuông,sắm đồ thờ tự. Cứ thế cách thức tu sửa các côngtrình kiến trúc, xây dựng được truyền lại từ đời nàyqua đời khác. Các công trình kiến trúc đa phần vìthế cũng trường tồn đến ngày nay”.
Đến hành lang pháp lý
Theo PGS Nguyễn Quốc Hùng, theo dòng chảy thời gian, việc coi các công trình kiến trúc xây dựng của người xưa là cổ tích, di tích cần phải bảo tồn và phát huy giá trị dần được định hình. Các hình thức tu bổ theo lối cũ phần nhiều không còn phù hợp với những quy định mới hướng đến mục tiêu vừa bảo tồn vừa phát huy tốt nhất giá trị của di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh. Một trong những vấn đề cốt lõi trong việc bảo tồn là bảo vệ các yếu tố gốc của di tích.
“Ngày nay, trong sự hòa nhập quốc tế, những nhận thức mới về khoa học bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cho thấy, nếu mất đi yếu tố gốc, công trình sẽ không còn giá trị di sản văn hóa vậtthể nữa, mà chỉ tồn tại với tư cách một công trìnhmới để thực hiện những chức năng theo nhu câùhiện tại của cộng đồng”, theo PGS Hùng.
“Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích” là yêu cầu được nêu ra trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được quy định tại Điều 34 Luật sửa đổi, bổ sung một số điêùcủa Luật di sản văn hóa (2009).
Quy định này được đánh giá là nhằm đảm bảo phù hợp với khái niệm về "yếu tố gốc cấu thành di tích", đồng thời khắc phục được cách hiểu thiếu khoa học cho rằng giữ gìn tối đa yếu tố nguyên gốc của di tích là chỉ cần giữ gìn những yếu tố được hình thành từ đầu, không cần giữ gìn những yếu tố được bổ sung sau này (những yếu tố được bổ sung cũng là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích).
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật di sản văn hóa quy địnhtại Điều 4: Những hành vi làm sai lệch di sản văn hóa: Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
Vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích là khu vực bảo vệ I (Điều 32), tức khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.“Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”. “Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích”.
Cũng theo định nghĩa của Luật thì “Yếu tố cấu thành di tíchlà yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”.
PGS Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, theo định nghĩa nêu trên, yếu tố gốc cấu thànhdi tích không ám chỉ thời gian xuất hiện của yếu tố gốc mà nhấn mạnh vào các yếu tố thể hiện đặctrưng của di tích, tuy nhiên, làm thế nào để nhậnbiết các yếu tố có giá trị và thể hiện đặc trưng củatừng loại hình di tích cụ thể lại là một vấn đề đángquan tâm.
Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Di có nghĩa là sót lại, rớt lại, để lại, còn Tích có nghĩa là tàn tích, dấu vết. Do đó, ghép lại, khái niệm Di tích chính là tàn tích, dấu vết còn để lại của quá khứ. Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa".
Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO được thông qua vào ngày 16/11/1972, nhìn nhận di tích là “Các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội họa hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học”.
Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001, và sửa đổi năm 2009, “Di tích lịch sử, văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.