Trẻ càng nghịch kỳ quặc càng thông minh

Đôi khi bạn cáu gắt vì thấy con hành động kỳ quặc như người ngoài hành tinh. Nhưng các chuyên gia lại khẳng định rằng, nếu biết khuyến khích đúng lúc thì bạn sẽ góp phần tạo ra những nhà khoa học tương lai.

Ảnh minh họa

1. Chơi trong hộp giấy

Hiện tượng: Ngay sau khi kéo những món quà ra khỏi hộp, bé sẽ nhanh chóng trèo vào trong, không quan tâm đến những gì còn lại.

Lý giải: Đơn thuần vì trẻ thích cảm giác được khám phá thế giới trong cái kén an toàn. Để khơi gợi tối đa tư duy của trẻ, bạn hãy đi tìm và nói: “Con yêu của mẹ đâu rồi? Mẹ chẳng tìm thấy con đâu cả!…” Khi giả vờ mất tích như thế này, trẻ đang đi những bước đầu tiên trong hành trình phát triển kỹ năng, đặc biệt là tư duy trừu tượng.

2. Nghịch bẩn

Hiện tượng: Các bé luôn thích bôi bẩn lên đầu, thích cảm giác được bùn len lỏi qua các ngón tay khi chúng chạm vào. Chúng sẽ đi đi lại lại hoặc giẫm mạnh và thấy thích thú khi có những tiếng nổ lốp bốp, ướt ướt luồn qua các kẽ chân.

Lý giải: Tác giả cuốn Cuộc sống bí ẩn của trẻ tuổi chập chững – JanaMurphy lý giải: ” Chúng thích thú vì nhận thức việc làm của mình có tác động đến môi trường xung quanh”. Thay vì trách mắng, hãy khuyến khích trẻ tìm hiểu thiên nhiên bằng cách cho trẻ nghịch bùn sau cơn mưa, hay nghịch cát trong các hộp giấy…

3. Leo trèo

Hiện tượng: Từ khi chập chững biết đi, trẻ đã luôn muốn leo cầu thang, cửa sổ. Lớn hơn, chúng thích trèo cây và rất tự hào, giành hết sức lực vào những chiến công hiển hách đó.

Lý giải: GS.TS.K.Mark Sossin, ĐH Pace, New York(Mỹ) cho rằng: ” Đó là do trí tò mò quá mức ở trẻ nhưng cha mẹ cần chú ý độ an toàn. Nên khuyến khích trẻ khám phá ở những nơi an toàn và luôn trông chừng khi trẻ chơi gần cầu thang, thềm cửa…

4. Đòi xem lại

Hiện tượng: Một người mẹ chia sẻ: ” Đứa con gái 2 tuổi của chị nghiện phim hoạt hình Người đẹp và Quái thú (Beauty and the Beast). Dù thuộc tất cả các lời thoại và bài hát trong phim nhưng khi hết phim nó, đứng lên và hét to ” Con muốn xem nữa”.

Lý giải: Đối với trẻ, mọi thứ trong cuộc sống là một chuyến phiêu lưu giúp chúng thích nghi với môi trường, học cách đoán điều gì sẽ xảy ra, đem lại cảm giác chủ động. Vì vậy, đừng cáu gắt con, khi bạn đọc một câu chuyện hay cho con, hãy dừng ở một vài điểm nhấn quan trọng.

5. Vẽ lên tường

Hiện tượng: Cùng với chiếc bút sáp và chỉ màu, trẻ phát hiện ra rằng bức tường trống(hay tủ lạnh, bàn ghế, ngăn kéo…) đều là những bức vẽ hấp dẫn. Có trẻ thì luôn vẽ những vòng tròn quanh mình…

Lý giải: Vì chúng muốn chứng tỏ có thể làm được mọi điều mình muốn, được nhìn những nét vẽ nguệch ngoạc của chính mình. Thay vì bắt trẻ chấm dứt, bạn có thể dùng 1 hộp chì loại có thể rửa được và miếng giấy vẽ trải ra trên sàn phòng bếp để con thỏa sức sáng tạo.

6. Cởi quần áo

Hiện tượng: Nhiều trẻ cởi quần áo nhanh như chớp và cười ngặt nghẽo, không thể nào mặc quần áo vào cho nó được.

Lý giải: Chúng thấy bứt rứt khi bị bó buộc trong quần áo. Đó cũng là cách để chúng thể hiện tính độc lập của mình. Vì vậy, khi trẻ ở trong nhà an toàn, bạn có thể cởi bớt quần áo cho trẻ cảm thấy thoải mái.

Theo CleverKids

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/tre-cang-nghich-ky-quac-cang-thong-minh-424831-l.html