Xuân về, hoa đào, hoa lê, hoa cải bung nở trên khắp triền núi, quanh các ngôi nhà, thôn xóm ở Đồng Văn (Hà Giang), tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng giữa khung cảnh hùng vĩ của Cao nguyên đá.
Thời điểm này, du khách đến xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai có thể chiêm ngưỡng sắc đỏ rực rỡ của hoa mộc miên nở dọc các con đường, triền núi và ven sông.
Giữa các triền núi hùng vĩ, những cánh rừng hoa ban cổ thụ ở Điện Biên được xem như báu vật thiên nhiên; không chỉ tô điểm cảnh quan mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc. Công tác bảo tồn rừng ban cổ ngày càng được chính quyền và người dân địa phương chú trọng, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và thúc đẩy du lịch.
Ngày 13/3, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) cho biết, đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ sở hữu điểm du lịch trái phép tại đèo Măng Đen.
Bản Nậm Suổng, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu) với 100% hộ đồng bào dân tộc Mảng là một trong những dân tộc khó khăn đặc biệt của cả nước. Mới đây, từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, 85 hộ dân nơi đây đã được di chuyển đến nơi ở mới và đang xây dựng cuộc sống mới nhiều khởi sắc.
Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng thuộc xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Không trải dài tầng tầng lớp lớp như những thửa ruộng bậc thang ở miền Bắc, Kon Tu Rằng vẫn mang vẻ đẹp riêng, nổi bật giữa đại ngàn Kon Tum.
Giữa đại ngàn xanh thẳm, nơi mây vờn trên những triền núi cao, có những người phụ nữ lặng lẽ mà bền bỉ như những gốc đào, gốc mận ôm trọn cả bốn mùa. Họ vừa là người giữ lửa trong mái nhà nhỏ, vừa là ngọn đèn soi sáng cho văn hóa của cả một cộng đồng. Những đôi tay thoăn thoắt xe sợi, dệt vải, vun vén bữa cơm cho gia đình, cũng chính là những đôi tay góp phần tạo nên những mùa lễ hội rực rỡ, những bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát triển qua năm tháng.
Nhiều cánh đồng hoa cải ở Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đang khoe sắc trên khắp triền núi, dưới các thung lũng, thu hút du khách đến ngắm và chụp ảnh cùng những chuyến 'săn mây' ở đỉnh núi.
Sương sớm phủ trên những mái nhà tựa vào nhau bên triền núi, rừng keo xanh và lúa rẫy vào mùa mới. Ðàn trâu lững thững bên thung lũng, trên thảo nguyên Bùi Hùi, bên dòng sông Liên hiền hòa, bình yên. Sông Liên, sông Re, sông Vực Liêm như dòng chảy ký ức chứa trong lòng biết bao trầm tích về những năm tháng gian lao và anh dũng của đồng bào dân tộc vùng cao huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Núi Cao Muôn hùng vĩ, nơi khơi nguồn ngọn lửa cách mạng từ 80 năm trước.
Chợ tình của các dân tộc không nhằm mục đích mua bán, mà là nơi hội tụ của các chàng trai, cô gái, của những đôi lứa yêu nhau mà không lấy được nhau. Họ đến chợ mong gặp lại người tình xưa khi được sự đồng ý, tôn trọng của vợ/chồng mình hiện tại. Giá trị lớn nhất của chợ tình vùng cao là tính nhân văn sâu sắc. Có thể thấy, đây là một nét văn hóa đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và trên thế giới.
Những biển mây bồng bềnh ôm trọn núi đồi, tạo nên khung cảnh huyền ảo, biến Sa Pa thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn chạm tay vào mây trời và tận hưởng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.
Quy trình sản xuất kỳ công và 'khó chiều' khiến Wasabi đang trở thành một trong những loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới.
Trong những ngày đầu Xuân mới, khi những cành đào vươn mình khoe sắc trên triền núi Lạng Sơn cũng là lúc huyện biên giới Cao Lộc lại rộn ràng hơn bao giờ hết. Năm nay, địa phương vinh dự khi được đón những đại biểu từ trấn Bằng Tường, thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) sang chung vui ngày hội đầu năm. Đây là một trong những hoạt động nằm trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Giữa không gian hội Xuân tưng bừng, tiếng trống hội rộn ràng, điệu múa nhịp nhàng, những bản hòa ca của hai dân tộc được vang lên đã vẽ nên một bức tranh đầy sống động, thắm tình đoàn kết, hữu nghị hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Sau bao mong mỏi, cây cầu dân sinh kiên cố mang tên Nà Dài - Bình Anh, giúp người dân thôn Nà Dài, xã Cư Lễ, huyện Na Rì (Bắc Kạn) đi lại thuận tiện hơn, an toàn hơn đã được động thổ, xây dựng, dự kiến hoàn thành trong vài tháng tới.
Vào khoảng tháng 3 hằng năm, những cây hoa gạo trên triền núi ven sông Nho Quế bắt đầu bung nở, 'nhuộm đỏ' cả một khoảng rừng.
Việc phát lộ con đường có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử góp phần quan trọng giúp các nhà khảo cổ trong việc xác định lối đi của con đường 'thiên lý Bắc-Nam' và hiểu thêm cách người xưa vượt đèo Ngang hiểm trở.
Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân năm mới, khi sương mù còn phủ kín những triền núi, đồng bào dân tộc Tày, dân tộc thiểu số đông nhất tỉnh Tuyên Quang lại rộn ràng tổ chức Lễ hội Lồng tông truyền thống. Đây là lễ hội xuống đồng của cư dân nông nghiệp miền núi, mang đậm ước vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà khỏe mạnh, no ấm.
Tháng giêng, khi tiết trời sang xuân, cũng là lúc những bông hoa mận đồng loạt bung nở trắng trời các triền núi Tây Bắc. Đây cũng là thời điểm hàng vạn du khách từ nhiều nơi, vượt hàng trăm km mong được tận mắt thưởng ngoạn khoảnh khắc này.
Đến Mộc Châu mùa này, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi sắc hoa mận nở trắng trời, đẹp tinh khôi đến lạ. Trong khung cảnh bầu trời cao xanh, thảo nguyên lộng gió, không khí mát lành, những vườn mận nở hoa trắng muốt bạt ngàn trong các bản nhỏ, trên triền núi đá và thung lũng xanh lam màu núi đá khiến cho ai khó tính đến đâu cũng phải ngẩn ngơ.
Ngày 7-2, tại xã biển Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý. Lễ hội này đã hình thành gần 200 năm, được ngư dân gìn giữ, đến nay trở thành lễ hội chung đối với người dân, du khách trong tỉnh Bình Định và cả nước.
Chúng tôi đến Khu tái định cư bản Sê Pu, xã Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị) vào một buổi sáng mùa đông mưa dầm nặng hạt.
Khi nhắc tới sắc trắng tinh khôi của hoa mận vùng Tây Bắc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những thung lũng hoa mận ở cao nguyên Mộc Châu hay ven quốc lộ 6 đoạn chạy qua các xã của huyện Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La của tỉnh Sơn La… Thời điểm này, khắp các triền núi, thung lũng của Sơn La được trang hoàng bởi sắc trắng tinh khôi của hàng nghìn cây mận tạo nên một khung cảnh đầu Xuân thật mơ mộng như 'miền cổ tích trắng'.
Đến La Pán Tẩn (Yên Bái) mùa này, du khách sẽ được đắm mình trong thiên nhiên hoang sơ ngập tràn sắc hồng của hoa tớ dày và khám phá nét văn hóa độc đáo của một vùng đất nơi đại ngàn Tây Bắc.
Tây Bắc đẹp hoang sơ, hùng vỹ đi vào thơ ca, nhạc họa lưu luyến bước chân du khách gần xa. Thuộc huyện Mộc Châu và Vân Hồ có những thác nước như những suối tóc mây giữa núi rừng mênh mang, thơ mộng. Những dải nước uốn lượn qua những triền núi, thung lũng như những dải lụa mềm sẽ mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ.
Cứ mỗi độ Xuân về, khi hoa đào, hoa mai nở rộ, khoe sắc trên khắp triền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao, biên giới của Tổ quốc lại nô nức chuẩn bị đón ngày Tết lớn nhất của năm. Mỗi dân tộc, vùng miền đều có những phong tục riêng để đón Tết cổ truyền, mang đậm nét văn hóa độc đáo. Hãy đến với miền biên viễn vào những ngày đầu Xuân để hòa mình vào không khí rộn ràng của quân và dân nơi đây với các phong tục riêng có, đồng thời, thưởng thức hương vị ẩm thực đầy tinh túy, mới lạ và cảm nhận tình người ấm áp nơi biên cương xa xôi của Tổ quốc.
Lâu nay, nói đến nghệ thuật chèo, nhiều người thường nhắc đến những làng chèo nổi tiếng ở vùng xuôi, tiêu biểu như: Hoàng Mai, phường Nếnh (Việt Yên), Tư Mại, Đồng Quan (TP Bắc Giang)... Vậy mà ở vùng non cao Sơn Động, từ nhiều đời nay đã hình thành và duy trì một chiếu chèo thu hút nhiều người dân tham gia, đó là chiếu chèo thôn Thanh Trà, xã Lệ Viễn.
Lâu nay, nói đến nghệ thuật chèo, nhiều người thường nhắc đến những làng chèo nổi tiếng ở vùng xuôi, tiêu biểu như: Hoàng Mai, phường Nếnh (Việt Yên), Tư Mại, Đồng Quan (TP Bắc Giang)... Vậy mà ở vùng non cao Sơn Động, từ nhiều đời nay đã hình thành và duy trì một chiếu chèo thu hút nhiều người dân tham gia, đó là chiếu chèo thôn Thanh Trà, xã Lệ Viễn.
Những năm gần đây, rất nhiều gia đình Việt có xu hướng ăn Tết 'trên từng cây số.' Một số đơn vị lữ hành lớn trên cả nước cũng cho hay sự bùng nổ nhu cầu của khách du Xuân xuyên Tết ngày càng tăng.
Trên vùng đất Thanh Hóa ngập tràn vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử, LAMORI Resort & Spa hiện lên như một khúc tình ca của sự hòa quyện hoàn hảo giữa thiên nhiên kỳ vĩ và thiết kế kiến trúc tinh tế. Đây chính là nơi lý tưởng để lắng nghe thanh âm của sự an yên và khám phá nguồn năng lượng mới.
Khi hoa đào đã nở trên triền núi, chúng tôi có dịp tham quan hai cột mốc chủ quyền đặc biệt nằm ở hai đầu tuyến biên giới của tỉnh Lào Cai, đó là cột mốc 85 (2) ở thôn Hồng Ngài, xã Y Tý (Bát Xát) và cột mốc 171 (2) tại thôn Hóa Chư Phùng, xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai. Dù còn nhiều gian khó, người dân vùng biên giới vẫn kiên cường bám bản cùng với bộ đội biên phòng bảo vệ chủ quyền đất nước. Đến đây, chúng tôi càng cảm nhận được sự thiêng liêng của từng tấc đất Tổ quốc.
Những ngày cuối năm, thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, trở nên huyền ảo, thoắt ẩn, thoắt hiện giữa biển mây trắng bồng bềnh.
Khi đào rừng, đỗ quyên bung nở khoe sắc trên các triền núi đá, báo hiệu một mùa Xuân mới đang về nơi đại ngàn Trường Sơn, cũng là lúc đồng bào Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng…tỉnh Quảng Nam chuẩn bị đón Tết trong những ngôi nhà mới từ chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Khi hoa mận, hoa đào đua nhau khoe sắc trên các triền núi đá tai mèo, những mầm lộc non đua nhau đâm chồi, nảy lộc ấy là lúc mùa xuân đã về với đất trời và đồng bào các dân tộc trên 'miền đá nở hoa' - Hà Giang.
'Con đường thiên lý' Bắc - Nam thời nhà Nguyễn được du khách biết đến với vẻ cổ kính và những câu chuyện huyền bí mang đậm dấu ấn lịch sử
Khi những cánh đào rừng bung nở, khoe sắc hồng rực rỡ trên khắp các triền núi, cũng là lúc không khí mùa xuân tràn ngập trên vùng cao. Đây là thời điểm đồng bào các dân tộc tại huyện Ngọc Lặc gác lại những lo toan, bộn bề của cuộc sống để chuẩn bị một cái tết đủ đầy với mong muốn một năm mới đong đầy hạnh phúc.
Hàng năm, mỗi dịp Xuân về, khi hoa đào đua nhau khoe sắc trên những triền núi cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn lại nô nức đón Tết cổ truyền. Ở các xã như Yên Lãng, Yên Sơn, Cự Đồng..., các gia đình người Mường vẫn lưu giữ phong tục dựng cây nêu ngày Tết như một nét văn hóa độc đáo vào những ngày đầu năm mới.
Chợ quê vùng cao Yên Bái vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, giản dị vốn có từ bao đời. Các sản vật nơi đây là những mớ rau rừng vặt vội, những bắp hoa chuối rừng cắt từ trên triền núi cao hay những mớ cá suối nhỏ xinh như: cá khuy, cá sỉnh, cá bò, cá sứt môi. Người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc giỏ mây chứa đầy rau rừng xanh tươi, những người phụ nữ Mông, Dao, Tày, Thái với gùi trên lưng, ăm ắp sản phẩm sạch từ núi rừng mang ra chợ bán.
Điện lực Sa Pa chính thức đóng điện, đưa ánh sáng điện lưới quốc gia đến với bà con thôn Lếch Mông ở xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Điện lực Sa Pa (Công ty điện lực tỉnh Lào Cai) vừa chính thức đóng điện thôn Lếch Mông, xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa là thôn cuối cùng của tỉnh miền núi Lào Cai có điện lưới quốc gia.