Trong bối cảnh hai đảng Do Thái chính thống tại Israel - Liên minh Do Thái giáo Torah (UTJ) và Shas - đang đứng trước ngưỡng cửa rút khỏi chính phủ, tương lai của liên minh cầm quyền do Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng đầu ngày càng trở nên bất ổn.
Cuộc đua vào Thượng viện Nhật Bản đang bước vào giai đoạn nước rút, khi chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm bỏ phiếu chính thức.
Thủ tướng Israel - ông Benjamin Netanyahu đối mặt sức ép chính trị lớn sau khi một đảng tôn giáo rút khỏi liên minh cầm quyền vì bất đồng về luật miễn nghĩa vụ quân sự.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, tối 14/7, đảng Do Thái chính thống cực đoan United Torah Judaism (UTJ) đã tuyên bố rút khỏi chính phủ và liên minh cầm quyền của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong bối cảnh tranh cãi kéo dài về việc nghĩa vụ quân sự đối với các sinh viên yeshiva thuộc các trường tôn giáo dành cho nam giới Do Thái chính thống.
Ngày 14/7, Chính phủ của Thủ tướng Romania - Bolojan đã dễ dàng vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội, mở đường cho việc triển khai một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách, vốn đang ở mức cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Ông Paul Biya (SN 1933), được cho nguyên thủ quốc gia lớn tuổi nhất thế giới, nắm quyền liên tục 4 thập kỷ qua ở Cameroon, đã tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ 8 trong cuộc bầu cử Tổng thống ở quốc gia Trung Phi sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
Tổng thống Cameroon, ông Paul Biya, hiện là nguyên thủ quốc gia đang tại nhiệm lớn tuổi nhất thế giới và có thể tiếp tục cầm quyền cho đến gần 100 tuổi nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 10 tới.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể đối mặt với áp lực chính trị phải duy trì lãi suất thấp lâu hơn kỳ vọng, khi các đảng đối lập ủng hộ cắt giảm thuế và chính sách tiền tệ nới lỏng được dự báo sẽ gia tăng ảnh hưởng sau cuộc bầu cử ngày 20/7.
Triển vọng sớm kết thúc chiến sự tại Gaza tiếp tục đối mặt thách thức lớn khi phía Israel tiếp tục phát đi thông điệp và tín hiệu cho thấy nước này vẫn chưa sẵn sàng cho việc khép lại cuộc xung đột đẫm máu kéo dài hơn 21 tháng qua và khiến gần 60.000 người tử vong.
Đây được xem là nỗ lực cuối cùng của liên minh 'Arizona' nhằm hoàn thành cam kết về kiểm soát nhập cư trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Dự kiến, dự luật sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể Quốc hội trong tuần này.
Thời gian gần đây, người dân Nhật Bản 'chật vật' với việc mua gạo phục vụ nhu cầu thiết yếu trong gia đình, do giá cả tăng cao và nguồn cung khan hiếm, mặc dù đây là quốc gia vốn có sản lượng lúa gạo ổn định và chính sách nông nghiệp bài bản.
Ngày 5/7, Thủ tướng Slovenia Robert Golob cho biết, nước này đang chuẩn bị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau thất bại bất ngờ tại quốc hội liên quan đến vấn đề chi tiêu quốc phòng.
Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách. Họ cảnh báo rằng chính sách này có thể thúc đẩy một 'cuộc di cư' lớn từ các trường công lập sang trường tư, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục.
Chính trường Thái Lan lại nóng lên hôm 1/7 khi Tòa án Hiến pháp ra quyết định đình chỉ chức vụ Thủ tướng của bà Paetongtarn Shinawatra với tỷ lệ 7/9 phiếu tán thành.
Các đảng đối lập ở Thái Lan ngày 3/7 cho biết sẽ tạm hoãn việc khởi động một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng bị đình chỉ Paetongtarn Shinawatra, chờ phán quyết của Tòa án Hiến pháp, song cam kết sẽ phối hợp để tránh tình trạng bế tắc chính trị.
Hôm nay 3/7, danh sách bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần thứ 27 chính thức được công bố và niêm yết. Đây sẽ là một chặng đường gian nan đối với Liên minh cầm quyền của nước này.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn cho biết sẽ tôn trọng và chấp nhận quyết định của Tòa án Hiến pháp, đồng thời nhấn mạnh sẽ tự bảo vệ và giải trình trước pháp luật.
Ngày 1/7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã quyết định đình chỉ công tác Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong thời gian chờ xét xử vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm bà, liên quan đến một cuộc điện đàm gây tranh cãi với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen.
Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ do một Phó Thủ tướng tạm quyền lãnh đạo trong khi tòa án xem xét kiến nghị chống lại Thủ tướng.
Ngày 1/7, Công báo Hoàng gia Thái Lan công bố Sắc lệnh do Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn Phra Vajiraklaochaoyuhua (Rama X) phê chuẩn việc cải tổ nội các Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đứng đầu.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sỹ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan đến việc cuộc điện đàm nhạy cảm về chính trị với ông Hun Sen.
Ngày 1/7, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra quyết định đình chỉ chức vụ đối với Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra trong thời gian tòa xem xét một vụ kiện yêu cầu bãi nhiệm bà.
Chiều 1-7 theo giờ Việt Nam, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ nhiệm vụ của Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra sau khi chấp thuận nghe đơn kiến nghị chống lại bà.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sỹ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan đến việc cuộc điện đàm nhạy cảm về chính trị với ông Hun Sen.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan dự kiến nhóm họp vào hôm nay (1/7) để xem xét đơn yêu cầu bãi nhiệm Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, 38 tuổi, trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng đối với chính phủ Thái Lan sau làn sóng chỉ trích trên nhiều mặt trận.
Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã và đang áp dụng nhiều biện pháp mạnh, nhưng tình trạng vật giá leo thang tại nước này không những không thuyên giảm, mà đang tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn.
Lãnh đạo đảng DA ở Nam Phi cho biết đảng này sẽ rút khỏi Đối thoại Quốc gia do Tổng thống nước này công bố gần đây trong bối cảnh bất đồng về việc sa thải một thứ trưởng đến từ đảng DA.
Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan tiếp tục leo thang khi hàng nghìn người xuống đường biểu tình yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức. Áp lực đối với nhà lãnh đạo trẻ ngày càng lớn trong bối cảnh tranh chấp biên giới với Campuchia chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 28/6, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra từ chức trong bối cảnh chính phủ của bà đang đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng liên quan đến tranh chấp biên giới với Campuchia.
Giới chính trị Nhật Bản đang bước vào một cuộc cạnh tranh quyết liệt mới, khi bầu cử Thượng viện của nước này đang đến rất gần, và đây được đánh giá là một chặng đường rất khó khăn đối với liên minh cầm quyền.
Trong khi Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đối mặt với chỉ trích liên quan vấn đề với Campuchia, chính phủ Thái Lan bất ngờ siết chặt quy định pháp luật về cần sa, khiến 'ngành công nghiệp tỷ USD' của nước này rơi vào thế chao đảo chỉ hai năm sau khi được hợp pháp hóa.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra khẳng định cuộc điện đàm với Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen không gây hại cho đất nước và bà sẵn sàng giải trình trước tòa. Vụ việc tiếp tục làm rung chuyển chính trường Thái Lan giữa lúc áp lực từ dư luận và các cơ quan lập pháp gia tăng.
Đảng Bhumjaithai (BJT) kiến nghị quốc hội Thái Lan bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra.
Hôm nay (24/6), đảng Bhumjaithai - đã rời khỏi chính phủ liên minh của Thái Lan từ tuần trước, cho biết sẽ kiến nghị quốc hội tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra và nội các của bà.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết bà và đội ngũ đã chuẩn bị nếu Tòa án Hiến pháp quyết định xem xét đơn kiến nghị liên quan đến đoạn ghi âm.
Kyodo ngày 24-6 dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Yoshimasa Hayashi cho biết: Nhật Bản có kế hoạch tổ chức bầu cử Thượng viện vào ngày 20-7.
Ngày 23/6, các đảng chính trị chủ chốt của Romania đã ký kết thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền cho nhiệm kỳ 2025–2028, với cam kết thúc đẩy cải cách cơ cấu, củng cố nền dân chủ và bảo đảm ổn định kinh tế.
Ngày 22/6, đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) đứng đầu liên minh cầm quyền tại Thái Lan đã lên án 'hành vi không phù hợp' của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Hun Sen trong vụ rò rỉ đoạn ghi cuộc trò chuyện riêng với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.
Hôm nay (23/6), Tòa án Hiến pháp Thái Lan dự kiến bắt đầu thẩm tra lá đơn do một nhóm thượng nghị sĩ đệ trình để kiến nghị bãi nhiệm Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, báo Bangkok Post dẫn nguồn tin cho biết.