Ngày 11/3 (12/2 Âm lịch), người dân Thủ đô nô nức xem rước kiệu Thánh trong lễ hội 5 làng Mọc: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân, Phùng Khoang.
Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung tâm niệm, việc gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi của nghệ thuật dân gian là sứ mệnh thiêng liêng. Bà luôn đau đáu trong việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc.
15 năm qua, Đình Quan Nhân (thuộc làng Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) đã trở thành nơi nghệ nhân Phan Thị Kim Dung truyền dạy nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật hát xẩm. CLB Dân ca làng Mọc Quan Nhân ban đầu chỉ có 14 người, đến nay đã có trên 50 hội viên sinh hoạt định kỳ hàng tuần.
Giữa ồn ào phố thị, làn điệu quan họ vang rền trong văn chỉ làng Quan Nhân, Hà Nội. Không phải nơi quan họ khởi sinh nhưng chất dân ca Kinh Bắc vẫn cứ tỏa lan, mang thông điệp về truyền nối thế hệ gìn giữ văn hóa cổ truyền.
Sinh hoạt lễ hội chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Làng/phố có hội, ai nấy thu xếp việc riêng để lo hội, xem hội, với niềm tự hào, niềm tin thiêng liêng và biết ơn các bậc tiền nhân.
Giữa không gian phố xá Hà Nội có phần chật hẹp, người đổ về dự hội làng Mọc phải chen chúc để kịp đuổi theo kiệu nhưng ai nấy đều vui vẻ, reo hò khi kiệu bắt đầu bất chợt chuyển hướng hoặc 'nhảy múa.'
Lễ hội năm làng Mọc 5 năm mới tổ chức 1 lần, được hình thành từ tục kết chạ giữa năm làng vừa là để kết thân, vừa tương trợ lẫn nhau thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.
Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.