'Đây là những chính sách quan trọng, nhưng qua thời gian, vẫn còn những bất cập trong hệ thống cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Theo kế hoạch, tháng 10/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án Luật', Thứ trưởng chia sẻ...
Yêu cầu đặt ra với ngành Giáo dục là xác định công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ cốt lõi, công tác tuyển sinh phải đặc biệt chú trọng.
Thống kê từ Bộ GD&ĐT cho thấy, nhóm ngành Sức khỏe tiếp tục nằm trong top 5 lĩnh vực thu hút đông đảo thí sinh nhập học đại học, bên cạnh các ngành như Kinh doanh và Quản lý, Máy tính và Công nghệ thông tin.
Công tác tuyển sinh đại học năm 2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có nhiều chỉ số tốt hơn so với năm 2023, phản ánh chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học đã được nâng lên.
Đảm bảo công bằng nhất cho thí sinh trong xét tuyển đại học năm 2025; Cựu giám đốc lừa đảo tiền tỷ tỏ ra bất ngờ khi bị bắt sau 8 năm bỏ trốn...
Chiều 29.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Hôm nay (29/3), Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025, 2026, khối đại học và cao đẳng sư phạm.
Chiều 29/3, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp.
Ngày 29/3, tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tuyển sinh năm 2025.
Theo dự kiến kế hoạch tuyển sinh 2025, từ trước ngày 15/7 đến tháng 9/2025 thí sinh: Thực hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển; Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng; Nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến; Hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1; Đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo.
Ngày 29-3, tại Hải Phòng, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025 khối đại học, cao đẳng.
Theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), Quy hoạch có tác động tích cực đến các cơ sở giáo dục đại học...
'Quy chế không thể đáp ứng được mọi yêu cầu khác nhau, nhưng để tạo sự đồng thuận cao giữa các trường với nhau, với thí sinh, phụ huynh, với xã hội, sự thống nhất giữa các bên để chúng ta cùng làm tốt hơn trong công tác giáo dục và đào tạo', Thứ trưởng nói...
Sáng 29/3, Bộ GD&ĐT tổ chức Tổng kết đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024, triển khai công tác tuyển sinh năm 2025 khối đại học, cao đẳng.
Học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn 'nước rút' với áp lực thi cử và chọn ngành nghề. Để giúp các em không 'lạc lối' giữa muôn vàn ngã rẽ, nhiều trường THPT đã chủ động triển khai các chương trình tư vấn hướng nghiệp thiết thực.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết luận thanh tra đối với Trường Đại học Võ Trường Toản.
Năm 2025 là năm lứa học sinh lớp 12 đầu tiên tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo các chuyên gia, việc chủ động cập nhật những điểm mới trong xét tuyển đại học năm nay cũng quan trọng không kém việc học tập, thí sinh đừng vì chủ quan mà mất cơ hội trúng tuyển tốt.
Để đáp ứng xu thế mới, trường cao đẳng tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, giúp các thí sinh tăng cơ hội xét tuyển.
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐH) cho rằng, thời điểm này học sinh tập trung học để có kiến thức nền tảng tốt nhất, các trường ĐH sẽ phải đảm bảo nguyên tắc tuyển sinh đảm bảo công bằng để thí sinh giỏi nhất trúng tuyển.
Năm 2025, các trường đại học cả nước sẽ bỏ xét tuyển sớm, dùng kết quả của cả năm lớp 12 để xét tuyển học bạ, bên cạnh đó sẽ mở thêm nhiều tổ hợp xét tuyển mới phù hợp với chương trình GDPT 2018.
Thanh tra Bộ GD&ĐT yêu cầu Trường đại học Võ Trường Toản rà soát, có phương án bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo điều kiện chuẩn cơ sở đào tạo theo lộ trình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06, sửa đổi và bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới đáng chú ý. Một trong những thay đổi quan trọng là bỏ quy định xét tuyển sớm.
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển; không giới hạn số tổ hợp xét tuyển.
Quy chế tuyển sinh đại học mới sẽ không còn xét tuyển sớm, thí sinh phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 để xét tuyển.
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, năm nay nhiều trường đại học thay đổi tổ hợp xét tuyển nên quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng linh hoạt. Dự kiến, quy chế tuyển sinh sẽ công bố trong tháng ba này...
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích đối với các thí sinh và gia đình.
Tỷ lệ sinh viên ở Việt Nam theo học STEM trong những năm vừa qua có tăng cả về quy mô tuyển sinh lẫn quy mô đào tạo, nhưng so với các nước phát triển và các nước có nền khoa học công nghệ hiện đại, thì con số này của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng trong tháng 3 này.
Khi có Quy chế tuyển sinh chính thức, các cơ sở giáo dục đại học sẽ đưa ra công thức tính điểm quy đổi xét tuyển đại học về thang điểm chung...
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thí sinh không cần đăng ký xét tuyển theo phương thức, chỉ cần đăng ký ngành xét tuyển.
Năm 2025 là cột mốc đặc biệt khi những học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, giải đáp kịp thời.
Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin về chính sách ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học năm 2025 khi cả nước sẽ thực hiện sáp nhập các tỉnh, thành và phân chia lại địa giới hành chính.
Một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các cơ sở đào tạo có phương án quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển về một thang chung nhằm bảo đảm đơn giản, thuận lợi, công bằng, minh bạch hơn cho các thí sinh trong tuyển sinh.
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc thay đổi chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực sau sáp nhập (nếu có) sẽ áp dụng từ năm sau.
Đến thời điểm này, đối với tuyển sinh đại học, toàn bộ các điểm ưu tiên khu vực, đối tượng và các phương án ưu tiên vẫn đang áp dụng theo quy chế của những năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, dù sáp nhập tỉnh, thành nhưng các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.
Liên quan đến việc một số địa phương đề xuất đẩy thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lên sớm hơn so với dự kiến, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay đây là vấn đề lớn và cần tính toán, cân nhắc rất kỹ.
Các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh vẫn sẽ được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025, trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành.
Dù sáp nhập nhưng các chế độ chính sách, phương án ưu tiên theo đối tượng, khu vực cho thí sinh sẽ vẫn được giữ nguyên trong mùa tuyển sinh năm 2025 nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Việc sáp nhập tỉnh đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh xét tuyển đại học. Nhiều thí sinh, phụ huynh và cả giáo viên lo lắng liệu việc sáp nhập có ảnh hưởng đến diện ưu tiên trong tuyển sinh đại học hay không?
Trước thông tin sáp nhập các tỉnh thành, nhiều phụ huynh, thí sinh lo lắng điểm ưu tiên khu vực thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học sẽ bị ảnh hưởng.
Liên quan đến thắc mắc của thí sinh về lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có đẩy sớm lên không và việc sáp nhập tỉnh có ảnh hưởng đến điểm ưu tiên khu vực của thí sinh không, đại diện Bộ GD&ĐT đã có câu trả lời cụ thể.
Trước thông tin sáp nhập các tỉnh, đại diện Bộ GD-ĐT đã giải đáp lo lắng của những thí sinh vốn thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong xét tuyển đại học như học sinh trường chuyên, học sinh được cộng điểm ưu tiên khu vực.
Dự kiến kỳ tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ có nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh, bảo đảm công bằng và minh bạch: Bỏ xét tuyển sớm, thí sinh chỉ cần đăng ký ngành thay vì chọn phương thức, cùng nhiều thay đổi về học bạ, tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên.
Sử dụng kết quả học tập cả năm học lớp 12 đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông (THPT), quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, giới hạn tổng điểm ưu tiên… là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025 được PGS,TS. Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - chia sẻ tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2025 diễn ra ngày 16/3, tại Hà Nội.
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình GDPT 2018 nên sẽ có một số điều chỉnh quan trọng trong quy chế tuyển sinh.
Quy chế tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025 chính thức được công bố trong tháng 3 với nhiều điểm mới so với năm trước thí sinh cần lưu ý.
Sau dự kiến quy đổi điểm chuẩn các phương thức xét tuyển về cùng một thang điểm của Bộ GDĐT, nhiều trường đại học cũng đã đưa ra dự kiến công thức tính điểm xét tuyển của các phương thức.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với cách ra đề thi có sự thay đổi nhằm đánh giá năng lực toàn diện thay vì chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ. Cách tiếp cận này không chỉ giúp phân loại thí sinh tốt hơn mà còn giảm áp lực ôn luyện, tăng sự chủ động trong học tập của học sinh.
Sở GD&ĐT Nghệ An vừa đề xuất Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn dự kiến để phù hợp với lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính.