Sáng 19/6, tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức TP và cấp xã (mới) vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội Hoàng Văn Bằng tập huấn 2 nội dung: triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại cấp phường, xã theo mô hình tổ chức mới; việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh thực tế của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng iHanoi cho các phường, xã theo mô hình tổ chức mới.
Sáng 19-6, tại hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thành phố vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp do Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội Hoàng Văn Bằng nhấn mạnh, việc vận hành thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực công chức.
Toàn bộ 36 phường, xã mới của tỉnh Bình Dương đồng loạt vận hành thử nghiệm hệ thống hành chính công, chuẩn bị cho thời điểm chính thức hoạt động từ ngày 1-7.
BHG - Trên hành trình xây dựng nền hành chính phục vụ, cấp ủy, chính quyền tỉnh không ngừng đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, triển khai hiệu quả các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Qua đó, không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng chính quyền gần dân, vì dân, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần 'lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ'.
Ngày 09/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định (NĐ) 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa (BPMC) và Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Nghị định quy định cụ thể việc tổ chức BPMC tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã.
Thời điểm 1/7/2025 đang đến gần, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) khi mô hình cấp huyện sẽ chính thức kết thúc. Các cấp, ngành liên quan tại Lạng Sơn đang khẩn trương triển khai công tác chuyển giao TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị hành chính cấp huyện về cơ quan, đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã nhằm đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong quá trình giải quyết TTHC.
Trong xu hướng chuyển đổi số, Kiosk dịch vụ công đang được triển khai tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước và được đánh giá là một giải pháp hiện đại giúp nâng cao hiệu quả hành chính công. Sau hơn 1 tháng triển khai thí điểm tại tỉnh, Kiosk dịch vụ công đã đem lại hiệu quả bước đầu và nhận được đánh giá tích cực từ phía người dân.
Ngày 27/3/2025, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP.
Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi số, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện hơn cho người dân.
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.
Ngày 27-3, tại Hà Nội, Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) TP Hà Nội và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Theo đó, 206 điểm giao dịch của BIDV trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ trở thành các điểm đại lý dịch vụ công trực tuyến.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 10/3/2025 ban hành Quy chế phối hợp tạm thời giữa Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố với các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trong tiếp nhận và giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Với tinh thần lấy sự hài lòng của công dân là thước đo chất lượng dịch vụ, những năm qua, các cơ quan, đơn vị hành chính từ tỉnh đến cấp xã đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, hiện đại hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, tạo sự tín nhiệm, hài lòng của người dân, tổ chức.
Chiều 26/12, Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Những năm qua, công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) luôn được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm, chú trọng. Việc thực hiện giải quyết TTHC trong sáng thứ Bảy tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) tỉnh là một trong số những giải pháp hiệu quả.
Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.
Sáng 27/9, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố quyết định sẽ thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố (PVHCC).
Đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) là nội dung quan trọng của công tác rà soát, đánh giá TTHC. Những năm qua, các cơ quan, đơn vị hành chính trong tỉnh đã có nhiều giải pháp cụ thể đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa TTHC. Qua đó, từng bước loại bỏ các thủ TTHC rườm rà, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các TTHC, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân.
Những năm gần đây, mô hình chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho bưu điện đã được nhân rộng và triển khai tại một số bộ phận 'một cửa' trên địa bàn tỉnh. Việc làm này đã đem lại kết quả tích cực, góp phần tạo sự tiện lợi cho người dân, tiết kiệm nhân lực, chi phí cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Những năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử. Trong đó, chú trọng đưa các TTHC thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Qua đó, đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía người dân, góp phần nâng cao chất lượng cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh.
DNVN – Nhằm đánh giá kết quả sau khi thành lập đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, ngày 22/8, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức sơ kết tình hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố.
Những năm qua, Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phân công cán bộ trực ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) tỉnh, hướng dẫn quy trình, thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân đến cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Chiều 30/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công (PVHCC) tỉnh tổ chức Tọa đàm nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập (20/11/2018-20/11/2023).
Thực hiện cơ chế 'một cửa' là một trong những yêu cầu bắt buộc trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), qua đó giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, không phải đi đến nhiều nơi để liên hệ giải quyết công việc. Để đáp ứng điều này, năm 2018, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Đây được xem là bước đột phá trong triển khai cơ chế 'một cửa' nói riêng và xây dựng nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại nói chung của tỉnh.
Những năm qua, việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh đã đạt được hiệu quả tích cực, được cá nhân, tổ chức khi đến làm việc tại bộ phận 'một cửa' đánh giá cao. Có được kết quả này là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác cải cách TTHC, trong đó tập trung vào triển khai cơ chế '4 tại chỗ' và đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, qua đây nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng cho người dân.
Với các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm cải cách nền hành chính công (HCC) đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tại tỉnh An Giang thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chủ động triển khai của các cơ quan, đơn vị về các kế hoạch CCHC giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch triển khai năm 2023, bảo đảm hoàn thành theo kế hoạch năm.