Ngày 23/9, Tổ công tác số 1, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Giàng Thị Hoa, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm tổ trưởng tiếp tục chương trình giám sát việc thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn xã Pú Nhi và Mường Luân (huyện Điện Biên Đông).
Từ nguồn lực của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững có hiệu quả kinh tế cao.
Sự kết hợp các giá trị, bản sắc văn hóa của 19 dân tộc đã tạo những nét đặc trưng về văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Để duy trì và phát triển những nét đẹp văn hóa dân tộc, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã rất nỗ lực bảo tồn sự đa dạng và phong phú về các nghề truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội… Việc quan tâm gìn giữ nét đặc trưng văn hóa không chỉ góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau, mà còn là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh.
Sáng nay (29/8), UBND tỉnh Điện Biên làm việc với Công ty Vestas Development A/S để trao đổi về tình hình phát triển các dự án điện gió của Công ty tại tỉnh Điện Biên và các bước tiếp theo để xây dựng và đưa các dự án vào vận hành thương mại, nhằm cung cấp, bổ sung công suất năng lượng xanh và tái tạo cho tỉnh Điện Biên và các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Khi màn đêm buông xuống, những lớp học xóa mù chữ ở các bản vùng cao Ðiện Biên Ðông lại sáng đèn.
Kiến trúc nghệ thuật tháp cổ Mường Luân thuộc bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) được xây dựng vào giữa thế kỷ XVI. Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử, khắc sâu tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Biểu tượng tháp cổ Mường Luân đã hình thành nên giá trị văn hóa, sự thống nhất về nhận thức và định hướng hành vi cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng các dân tộc nơi đây. Cảm nhận đầu tiên của mỗi người khi đến địa phương nơi thượng nguồn sông Mã này là sự bình yên với những con người thật hiền và mến khách.
Tình hình thời tiết trong mùa mưa bão năm 2024 diễn biến phức tạp khiến lưu lượng nước trên các sông, suối khá cao. Để công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trong mùa mưa bão đạt hiệu quả, các nhà máy thủy điện đã chuẩn bị kỹ lưỡng cả về phương án, vật chất kỹ thuật và con người nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và cuộc sống người dân vùng hạ du.
Hòa mình vào không khí đón chào kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, người dân Điện Biên đều đã treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà. Cùng với đó, cũng có không ít gia đình còn trang hoàng nhà cửa bằng cách vẽ lên hình lá cờ Tổ quốc, hình đất nước Việt Nam một cách đầy tự hào.
Sáng 3-8, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên cử hành lễ động thổ xây dựng Trung tâm Văn hóa tâm linh H.Điện Biên Đông (Điện Biên) thuộc chùa Linh Phước, xã Mường Luân.
Về cập nhật thông tin mới nhất thời tiết trong 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang (25-26/7), cơ quan khí tượng cho biết khu vực Hà Nội có lúc có mưa, mưa rào và dông, trời nắng gián đoạn. TPHCM trời nắng, gián đoạn có mưa rào và dông.
Dự báo, trong hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thời tiết Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xuất hiện mưa, nắng đan xen.
Dự báo thời tiết ngày mai 25/7/2024 Phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to; Bắc Biển Đông sóng lớn biển động rất mạnh.
Sau khi có kết quả thi tuyển vào lớp 10, các học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 THPT năm học 2024 – 2025 tỉnh ta đã hoàn thiện thủ tục nhập học. Những thí sinh chưa may mắn, tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2. Công tác này cũng đang đi đến những bước cuối cùng, hoàn thành xét trúng tuyển trước ngày 15/7 theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Lần đầu tiên đồng loạt thi tuyển lớp 10, chất lượng học sinh đầu vào THPT tỉnh ta được chọn lọc, nâng lên.
70 năm sau chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, mảnh đất Điện Biên hôm nay đã thay da đổi thịt với cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang hiện đại. Đặc biệt hơn, với xuất hiện của 5.000 ngôi nhà kiên cố được xây dựng từ tình đoàn kết, sẻ chia đã góp phần khoác lên bản làng Điện Biên diện mạo mới.
Biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước. Các cấp, ngành chức năng tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống, đối phó với thiên tai từ sớm, từ xa với phương châm 'Phòng ngừa chủ động - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương và hiệu quả'.
Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao Điện Biên đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.
Chiều nay (28/5), huyện Điện Biên Đông tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) lực lượng vũ trang giai đoạn 2019 - 2024. Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự đại hội.
Đi làm xây dựng tại Bắc Giang, nhưng do nghiện ma túy nên Hải (trú tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) bàn với người cùng bản mua ma túy về để sử dụng và bán kiếm lời.
Ngày 24/5, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Lò Văn Hải, Lèo Văn Tư, Lèo Văn Trấn, Đèo Văn Trường về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đưa điện về bản cũng là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần sự tham gia vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính người dân. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên, thời gian qua, Quân chủng Hải quân có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào nhân dân nơi đây. Các hoạt động không chỉ thắt chặt tình đoàn kết quân dân mà còn góp phần giúp bà con khắc phục khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Trong bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em tỉnh Điện Biên, dân tộc Lào đóng góp một phần rực rỡ. Người Lào cư trú tập trung tại 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Những năm qua, khi đời sống ngày càng phát triển và hội nhập, cộng đồng người Lào vẫn duy trì được việc sản xuất và sử dụng trang phục truyền thống, coi đó là một nét đặc trưng và niềm tự hào của dân tộc mình.
Bên cạnh Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử đặc sắc khác, thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá.
Trong chuyến ngược ngàn Tây Bắc, trên những cung đường trập trùng cao chon von, tôi may mắn được gặp thầy giáo quê Thanh gieo chữ trên đầu nguồn con sông Mã hùng vĩ, ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên). Anh là Hồ Công Nam, người huyện Quảng Xương.
Sáng 12-4, tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, Cục Hậu cần, Quân chủng Hải quân (Cục Hậu cần Hải quân) phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên, Huyện ủy Điện Biên Đông tổ chức bàn giao 'Nhà tình nghĩa' tặng gia đình ông Lò Văn Dóm nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sông Mã có tên chữ là Lỗi giang. Người Thái, người Lào gọi sông Mã là Nặm Mạ, dịch ra tiếng phổ thông là sông Ngựa. Tuy nhiên, về từ nguyên học thì Mã là âm chữ Hán để ghi tên thật của dòng sông là 'Mạ' với nghĩa là sông mẹ, sông cái để chỉ về một dòng sông lớn. Trên dòng sông có chiều dài 512km ấy, không chỉ vang lên khúc độc hành, mà theo dòng chảy đã hòa nhịp vào đời sống cộng đồng dân cư hai bên bờ.
Chiều ngày 20/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm Vàng A Lầu, sinh năm 1975, trú tại bản Huổi Va A, xã Háng Lìa (huyện Điện Biên Đông) về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy'.
Nhiều công trình, phần việc thanh niên đã được các cấp bộ đoàn trong tỉnh triển khai thực hiện, mang lại ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, khẳng định dấu ấn xung kích, tình nguyện và sáng tạo của tuổi trẻ Điện Biên.
Bài 1: Trong cái khó… 'ló sáng kiến'Bài 2: Toàn dân đoàn kết xây nhà văn hóa bảnĐBP - Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, đối diện với nhiều khó khăn, thách thức song Nhân dân các bản, tổ dân cư đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm triển khai đầu tư xây dựng nhà văn hóa. Nhờ đó, mọi vướng mắc đều được giải quyết; quỹ đất do các hộ dân tình nguyện hiến; kinh phí, ngày công lao đông do người dân đóng góp. Cứ như vậy, trong 3 năm (2021 – 2023), hơn 100 nhà văn hóa bản, tổ dân cư được thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui của nhân dân.
Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), công tác kiểm tra, giám sát luôn được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đặc biệt quan tâm, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác thực thi chi trả DVMTR.
Ngày 29/1, đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Điện Biên Đông đã đến thăm, chúc Tết các gia đình chính sách và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
Ngày 22/12, Đoàn công tác của UBND TP.Hồ Chí Minh do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Điện Biên Đông về việc đầu tư lưới điện nông thôn cho các xã trên địa bàn huyện.
Điện Biên có vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm; điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt, tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh; trình độ dân trí và nguồn nhân lực chưa cao.
Công an huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) vừa tiến hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với một đối tượng về tội danh cướp giật tài sản công dân.
Với những chính sách phát triển giáo dục đồng bộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giáo dục vùng cao Điện Biên Đông đang từng bước khởi sắc.
Chợ phiên Keo Lôm, Hồ Noong U, tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh, khu di tích Vừ Pa Chay, hồ thủy điện sông Mã... là những điểm đến rất giàu tiềm năng để huyện Điện Biên Đông khai thác, phát triển du lịch.
Sáng 2/11, tại trung tâm huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ công bố, trao chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho dòng họ Mông trắng và cộng đồng dân tộc Lào có 2 di sản được công nhận, gồm: 'Lễ cúng dòng họ của người Mông trắng' và 'Múa của người Lào'.
Thời gian qua, cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ðiện Biên Ðông luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua của địa phương. Các cấp Hội CCB trên địa bàn có nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những năm qua, HÐND huyện Ðiện Biên Ðông đã có nhiều đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HÐND 2 cấp huyện - xã, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả tại các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát đến việc thực hiện nghị quyết của HÐND.
Những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông đã và đang tích cực huy động, lồng ghép các nguồn vốn để tổ chức thực hiện các dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn. Nhiều mô hình sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nghèo có việc làm ổn định, tăng thu nhập.
Gần đây, đời sống của người dân ở huyện Điện Biên Đông ngày càng phát triển. Có được điều đó nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua các xã đạt chuẩn, cơ bản đạt chuẩn NTM đã chú trọng đăng ký, thực hiện xây dựng thôn, bản NTM và NTM kiểu mẫu. Ðến nay, nhiều thôn, bản đã được công nhận đạt chuẩn, diện mạo có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Ðặc biệt, nhận thức, trách nhiệm của nhân dân được nâng lên, xác định được mình là chủ thể chính trong xây dựng NTM, từ đó chủ động đóng góp nguồn lực, tham gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều địa phương gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nhanh chóng, thuận tiện, giảm tối đa chi phí, thời gian đi lại... và có thể tranh thủ làm vào ngày thứ 7, chủ nhật. Ðó là những cảm nhận chung của hầu hết người dân khi thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) mô tô hạng A1 tại bưu điện các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thay vì người dân phải đến trực tiếp Sở Giao thông vận tải để làm hồ sơ thủ tục cấp đổi GPLX thì nay đã có thể làm tại bưu điện cấp xã.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tại từng giai đoạn, mục tiêu xây dựng NTM có khác nhau, càng về sau mục tiêu càng cao. Nâng cao chất lượng xây dựng NTM là cần thiết song các mục tiêu, chỉ tiêu ngày càng nâng cao đã gây khó khăn cho các xã vùng cao trong quá trình xây dựng NTM.
Tuy là xã vùng cao của huyện 30a, song thời gian qua, Ðảng ủy, UBND xã Mường Luân (huyện Ðiện Biên Ðông) luôn chú trọng thực hiện đối thoại giữa người đứng đầu với Nhân dân. Trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến, kiến nghị của người dân về chính sách, những vấn đề còn bất cập, nảy sinh ở cơ sở... giúp người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân.
Thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDÐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Ðiện Biên Ðông đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Ban Chỉ đạo cấp huyện, chính quyền các xã, thị trấn tập trung lực lượng, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, nhất là đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng.
Điện Biên có hệ thống di sản văn hóa khá phong phú với nhiều loại hình, bản sắc văn hóa truyền thống riêng của đồng bào 19 dân tộc cùng sinh sống. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa và du lịch. Đẩy mạnh phát triển du lịch, đóng góp vào công tác giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống đó, thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như các địa phương đã và đang khai thác lợi thế này để phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang) vừa khởi tố 3 đối tượng mở quán cafe đấm lưng thư giãn trá hình ở tổ dân phố Nếnh để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Sáng nay (24/8), UBND tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Phạm Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Sở Công Thương đồng chủ trì hội nghị. Đại diện lãnh đạo một số sở, ban ngành tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đang thực hiện dự án phát triển năng lượng trên địa bàn dự gặp mặt.
Ðối với tuổi trẻ Ðiện Biên phong trào tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM là một trong những nội dung trọng tâm trong triển khai chương trình công tác Ðoàn và phong trào thanh, thiếu nhi hằng năm và là nội dung chính gắn với các đợt hoạt động cao điểm của thanh niên, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè.
Ngày 21/8, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với huyện Điện Biên Đông về tình hình phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN trong 7 tháng đầu năm 2023; tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; kết quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án trồng mắc ca trên địa bàn huyện.
Ðiện Biên có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đặc biệt là vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường. Những năm qua, thực hiện Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và sử dụng khoáng sản, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là triển khai các chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.