Chính phủ Anh vừa xác nhận một vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng liên quan đến hơn 18.000 công dân Afghanistan từng nộp hồ sơ xin tái định cư tại Vương quốc Anh, sau khi lệnh cấm công bố thông tin của tòa án được gỡ bỏ sau gần hai năm giữ kín.
Burslem từng là một thị trấn sầm uất, giàu có ở nước Anh nhưng hiện giờ nơi đây không khác gì một địa điểm bị bỏ hoang.
Với hơn 1,6 triệu người Afghanistan trở về quê hương từ Iran và Pakistan trong năm nay, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) cảnh báo, quy mô và cường độ của làn sóng hồi hương hàng loạt này đang tạo ra tình trạng khẩn cấp về nhân đạo tại quốc gia Nam Á này, vốn đã chìm trong đói nghèo và bất ổn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời lãnh đạo 5 quốc gia châu Phi đến Washington trong tuần này. Các chuyên gia cho rằng chương trình nghị sự sẽ không chỉ dừng lại ở cơ hội thương mại.
Ngày 11/7, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết dân số EU đã tăng lên mức kỷ lục 450,4 triệu người vào cuối năm 2024, chủ yếu nhờ dòng người nhập cư vào khối, bù đắp cho tình trạng suy giảm dân số tự nhiên năm thứ tư liên tiếp.
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel vừa công bố thỏa thuận 'Vào một - ra một' nhằm ngăn chặn người di cư vượt eo biển Manche đến Anh bằng thuyền nhỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 10/7, Bộ Nội vụ Bulgaria thông báo lực lượng chức năng nước này đã phát hiện và bắt giữ một xe tải đông lạnh chở 16 người di cư bất hợp pháp tại thành phố Ruse, gần biên giới với Romania.
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này đã đề xuất với lãnh đạo của 5 quốc gia châu Phi kế hoạch tiếp nhận người di cư từ các nước khác mà Mỹ trục xuất.
Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố loạt thỏa thuận quan trọng về nhập cư, hạt nhân, quốc phòng và cuộc chiến ở Ukraine.
Những người nhập cảnh trái phép sẽ bị bắt giữ, Thủ tướng Hy Lạp hôm 10/7 cảnh báo.
Đây được xem là nỗ lực cuối cùng của liên minh 'Arizona' nhằm hoàn thành cam kết về kiểm soát nhập cư trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Dự kiến, dự luật sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể Quốc hội trong tuần này.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị bắt lần hai liên quan đến các cáo buộc mới; Hamas đồng ý thả 10 con tin trong khuôn khổ đàm phán ngừng bắn.
Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) công bố mức chứng minh tài chính mới dành cho sinh viên quốc tế, nâng từ 20.635 lên 22.895 CAD.
Theo các nguồn tin khu vực và quốc tế, làn sóng người tị nạn Afghanistan rời Iran trở về nước đang diễn ra hết sức sôi động. Tính từ đầu năm đến nay, gần 1 triệu người Afghanistan đã kết thúc hành trình tị nạn ở quốc gia láng giềng để trở về đất nước.
Đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối dân di cư đã xảy ra tại Tây Ban Nha sau khi một nam giới gốc Mali bị bắt giữ vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ trẻ người địa phương.
Nửa cuối năm nay, Đan Mạch có được cơ hội lần thứ 8 đảm trách cương vị chủ tịch luân phiên của EU kể từ khi trở thành thành viên của khối này hồi năm 1973.
Trong một cuộc phỏng vấn tối 2/7 với tạp chí Focus, Bộ trưởng Nội vụ Đức Alexander Dobrindt cho biết ông muốn đàm phán trực tiếp với chính quyền Taliban về việc tiếp nhận người di cư Afghanistan bị trục xuất từ nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tòa án liên bang Mỹ ngày 2/7 đã ra phán quyết ngăn chặn sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về việc cấm người di cư ở khu vực biên giới với Mexico xin quy chế tị nạn.
Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu cập nhật của Bộ Nội vụ Anh cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay đã có 19.982 người di cư vượt biên sang Anh bằng thuyền nhỏ, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mọi kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó, riêng trong ngày 29/6 đã có gần 1.500 người vượt biển vào Anh.
Theo một chương trình mới tại bang Burgenland (Áo), những người xin tị nạn từ chối làm việc sẽ phải đối mặt với việc bị cắt giảm phúc lợi.
Hôm 30/6, Reuters đưa tin theo số liệu chính thức, hơn một phần ba người dân ở quốc đảo nhỏ bé Tuvalu ở Thái Bình Dương, nơi các nhà khoa học dự đoán sẽ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao, đã nộp đơn xin thị thực (visa) theo diện tị nạn khí hậu để di cư đến Úc.
Đối mặt với áp lực từ cử tri, hệ thống tiếp nhận và bối cảnh địa chính trị, nhiều quốc gia châu Âu đang điều chỉnh chính sách nhập cư theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, đồng thời linh hoạt tìm kiếm mô hình phù hợp với đặc thù từng nước.
Theo tờ Guardian, nhiều người Ukraine tị nạn đang bị Anh từ chối với lý có thể di dời đến những nơi an toàn hơn ở Ukraine.
Quốc hội Đức vừa thông qua dự luật đình chỉ 2 năm quy định đoàn tụ gia đình đối với người tị nạn chưa được công nhận, quyết định này có thể ảnh hưởng đến khoảng 380.000 người, chủ yếu là người Syria.
Ngày 26/6, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kristi Noem tuyên bố Guatemala và Honduras đã 'ký kết các thỏa thuận với Mỹ nhằm cho phép tiếp nhận người xin tị nạn từ các quốc gia khác', vốn nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau đó, Chính phủ Guatemala và Honduras đều bác bỏ thông tin mà phía Mỹ đưa ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 25/6, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ đã thông báo quyết định về giới hạn cấp quy chế tị nạn cho các cư dân ở những khu vực của Ukraine chịu ảnh hưởng trực tiếp do cuộc xung đột đang diễn ra.
Hàng loạt cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, từ Ukraine tới Trung Đông, châu Phi, đến châu Á đang khiến làn sóng tị nạn thiết lập nhiều 'cột mốc buồn', gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, thế giới liên tục kêu gọi cấp thiết bảo vệ hàng triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương đi lánh nạn.
Xung đột ở nhiều nơi, từ Trung Đông, châu Phi, Ukraine đến châu Á đang khiến làn sóng tị nạn thiết lập nhiều 'cột mốc buồn', gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Cơ quan Di trú và Người nước ngoài Angola (SME) ngày 20/6 cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ những người tị nạn từ Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang định cư tại trại tị nạn Lovua ở tỉnh Lunda Norte, phía Bắc nước này, ngay cả sau khi Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đóng cửa hoạt động tại đây.
Cơ quan Y tế Gaza hôm 20/6 cho biết, quân đội Israel tiếp tục mở nhiều cuộc tấn công gây thương vong nghiêm trọng tại Gaza. Trong đó, chỉ riêng cuộc tấn công vào đám đông chờ nhận hàng cứu trợ nhân đạo ở miền Trung Gaza khiến ít nhất 26 người chết, hơn 100 người bị thương.
Báo CAND mới đây đã cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ, kích động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia biểu tình chống phá đất nước. Thực tế cho thấy, một số thanh niên, học sinh, lưu học sinh, người lao động bất hợp pháp đã bị đối tượng phản động lưu vong lôi kéo tham gia hoạt động biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Anh nhằm mục đích tạo lập hồ sơ 'tị nạn chính trị' để được cư trú lâu dài ở nước ngoài.
Theo nội dung sửa đổi, cơ chế tạm ngừng miễn thị thực sẽ được áp dụng trong một số trường hợp mới, mở rộng so với các quy định trước đây.
Ngày 16.6, Liên Hợp Quốc thông báo sẽ cắt giảm đáng kể kế hoạch viện trợ nhân đạo toàn cầu.
EU gia hạn quy chế bảo hộ tạm thời cho người tị nạn Ukraine đến 2027, mở ra kế hoạch dài hạn và hỗ trợ gần 150 tỷ euro cho Ukraine từ 2022.
Chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở quê nhà, nhiều người Sudan đã mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn ở những vùng đất mới, nhưng thực tế không dễ dàng như những gì họ tưởng tượng.
Ngày 11/6, Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) tại Sudan tuyên bố đã chiếm được một khu vực chiến lược gần với biên giới Ai Cập và Libya, trong khi quân đội Sudan xác nhận đã rút quân khỏi khu vực này.
Ngày 10/6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một cuộc họp không chính thức về tình hình Myanmar. Tại đây, đại diện của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc kiên quyết phản đối việc chính trị hóa và công cụ hóa vấn đề nhân quyền, đồng thời không ủng hộ việc gây sức ép công khai về vấn đề này.
Ngày 7/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo tỷ phú Elon Musk sẽ phải đối mặt với 'những hậu quả rất nghiêm trọng' nếu tài trợ cho các ứng cử viên đảng Dân chủ, chống lại dự luật ngân sách của mình.
Người phát ngôn của Tổng thống Nam Phi khẳng định không có công dân nào bị đàn áp vì lý do chủng tộc như tuyên bố được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.
Quan chức Nga hôm 6-6 cho biết Moscow có thể cấp tị nạn chính trị cho tỉ phú Elon Musk sau khi ông công khai bất hòa với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một quan chức Liên bang Nga cho biết tỷ phú Mỹ Elon Musk có thể được đề nghị tị nạn chính trị tại Liên bang Nga do mâu thuẫn gay gắt với Tổng thống Mỹ Donald Trump.