Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) có mưa to, gió lớn, gây thiệt hại tài sản của người dân.
Nằm trên tuyến đường ma túy xâm nhập từ ngoại biên vào thị trường nội địa, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo đã tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn các vụ vận chuyển ma túy qua biên giới.
Đồng bào dân tộc Khơ Mú trên địa bàn tỉnh ta có 224 hộ, trên 1.000 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở huyện biên giới Mường Lát. Tại khu phố Đoàn Kết, xã Tén Tằn (nay là thị trấn Mường Lát) hiện có 169 hộ với hơn 750 nhân khẩu sinh sống và là nơi có hơn 10km đường biên giới giáp huyện Sốp Bâu (Lào). Đồng bào dân tộc Khơ Mú ở đây trước kia sống du canh, du cư, cư trú ở vùng rừng núi cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nương rẫy. Phương thức canh tác lạc hậu, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ tín ngưỡng thờ cúng, ma chay, cưới hỏi, lễ tết và sinh hoạt gia đình; hôn nhân theo nguyên tắc thuận chiều, đặc biệt trong phạm vi một dòng họ; đám ma người Khơ Mú gồm nhiều nghi thức tín ngưỡng...
Thay vì tâm lý ngại vay, mang nợ, phải trả,... đã có nhiều hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở huyện vùng biên Mường Lát, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để xây dựng nhà cửa. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng!
Trên hành trình dọc dài nơi vùng biên xứ Thanh, chúng tôi có dịp được ghé thăm những phiên chợ vùng biên, không chỉ phục vụ nhu cầu mua bán của bà con trong vùng mà còn gắn kết giao lưu, mua bán, giao thương của bà con các bản giáp biên với nước bạn Lào.
Từ Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn (Mường Lát) - Sổm Vẳng (Sốp Bâu), theo chân những người lính Trạm kiểm soát biên phòng thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn và Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, chúng tôi đến thăm bà con bản Sổm Vẳng, cụm Sốp Hào, huyện Sốp Bâu (Hủa Phăn, Lào).
Công ty TNHH đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 Nghi Sơn được thành lập giữa năm 2022, trên cơ sở chia tách Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung.
6 tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để triển khai nhiệm vụ được giao và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đơn vị đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, làm thủ tục xuất nhập khẩu thông thoáng... nhờ đó, thu ngân sách đạt 9.589,6 tỷ đồng, đạt 70,77% chỉ tiêu pháp lệnh, tăng hơn 25,07% so với cùng kỳ.
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị.
Từ thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi vượt chặng đường núi gần 300km đến thị trấn Mường Lát. Để tới được khu phố Đoàn Kết - nơi có đến 99% là đồng bào Khơ Mú sinh sống - Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát Hà Thị Nhơn phải nhờ sự trợ giúp của các 'tay lái cừ khôi' là cán bộ xã mới có thể thuận lợi đưa đoàn công tác vào.
Tính tới ngày 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa lũy kế qua địa bàn Thanh Hóa đạt trên 6,6 tỷ USD.
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, sáng 3/5 khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, có nơi rất to và dông, trong 6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Có nhiều tiềm năng để phát triển giao thương sang nước bạn Lào và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nâng cấp, song đến nay, hoạt động thương mại qua Cửa khẩu phụ Khẹo, xã Bát Mọt (Thường Xuân) còn gặp nhiều khó khăn.
Do được nghỉ học chính khóa ở trường, hai em V.K.H (9 tuổi, học lớp 3), V.T.M.P. (8 tuổi, học sinh lớp 2, Trường tiểu học Tén Tằn) ra suối Xim lấy rêu về ăn, không may bị đuối nước.
Thấy vườn đu đủ bỏ hoang, anh Vi Văn Quang đã xin cải tạo làm thành điểm đến hấp dẫn du khách ở vùng cao Mường Lát, Thanh Hóa.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn đặt niềm tin, sự kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Để xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng ấy, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) TP Thanh Hóa đã không ngại khó, không ngại khổ, ra sức thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua, khẳng định vai trò xung kích, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.
Có nguồn tiêu thụ ổn định và ngày càng rộng mở, nhưng sản phẩm OCOP 3 sao gạo nếp Cay Nọi huyện Mường Lát cung ứng ra thị trường vẫn còn khiêm tốn so với sản lượng làm ra.
Có nguồn tiêu thụ ổn định và ngày càng rộng mở, nhưng sản phẩm OCOP 3 sao gạo nếp Cay Nọi huyện Mường Lát cung ứng ra thị trường vẫn còn khiêm tốn so với sản lượng làm ra.
Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc tết cán bộ, chiến sĩ 5 đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Mường Lát.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đã chủ động triển khai các giải pháp với quyết tâm không để hàng lậu, hàng cấm lọt qua cửa khẩu.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nạo phá thai khá cao, và đang có xu hướng gia tăng ở tuổi vị thành niên - gây ra những hệ lụy khó lường... Từ thực tế ấy, vấn đề giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bạn trẻ càng trở nên cần thiết, cần được nhìn nhận và quan tâm đúng mức.
Ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa), nhiều thầy, cô giáo chấp nhận rời xa gia đình, quê hương để ở lại với vùng biên viễn.
Trở lại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát (Mường Lát) nơi có tới 99% dân số là đồng bào Khơ Mú, trái ngược với cái nghèo cách đây 10 năm, giờ đây đời sống của bà con đã có nhiều khởi sắc.
Những năm qua các đồn biên phòng (ĐBP) trên tuyến biên giới Mường Lát đã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) qua mô hình 'Tiết học biên cương', góp phần giúp các em học sinh hình thành ý thức, thói quen 'sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật' ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Có duyên với những vùng đất giáp biên, chị Đỗ Thị Nhung đã nhiều năm liên tục kết nối từ thiện, tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.
Một vết nứt dài khoảng 20m xuất hiện trên tuyến đường tỉnh 530C (tuyến đường nối Quốc lộ 217 với Quốc lộ 15C) thuộc địa phận huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Một bộ phận không nhỏ người dân vùng biên sợ thoát nghèo sẽ mất đi những quyền lợi được thụ hưởng từ chính sách của Nhà nước. Để người dân thay đổi tư duy này, thời gian qua huyện Mường Lát đã có nhiều giải pháp.
Trong 2 ngày 30 và 31/8, Công an huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã triệt xóa 3 vụ, bắt giữ 3 người mua bán, tàng trữ ma túy, thu giữ gần 176 viên hồng phiến.
Công an huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa trong 2 ngày đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng mua bán ma túy.
Chiều 1-9, Công an huyện Mường Lát cho biết, trong ngày 30 và 31-8 đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thu gần 176 viên hồng phiến và nhiều tang vật khác có liên quan.
Ở những vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều cây cầu treo dân sinh đã và đang góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mường Lát là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục, tập quán khác nhau. Huyện vùng biên này còn được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, là những lợi thế để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Dẫu vậy, những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức.
Công tác chỉnh trang lưới điện 5S là một trong những nhiệm vụ bắt buộc đối với các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa), đã được áp dụng và tổ chức thực hiện từ nhiều năm qua, không chỉ góp phần quản lý vận hành an toàn, giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ hài lòng khách hàng mà còn cải thiện mĩ quan về mặt kiến trúc giữa điện với các công trình khác.
Người Khơ Mú là một trong bảy dân tộc sinh sống trên địa bàn miền núi cao tỉnh Thanh Hóa. Địa bàn cư trú chủ yếu tập trung ở hai bản: Bản Lách, xã Mường Chanh và bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn. Trong cuộc sống và sinh hoạt, đồng bào vẫn còn lưu giữ và thực hành nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, trong đó lễ đón mẹ lúa - phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp là nghi lễ độc đáo và tiêu biểu.
Những ngày qua, trên cánh đồng của xã Tén Tằn luôn rộn ràng tiếng cười nói, bước chân của những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn cùng với đồng bào các dân tộc tham gia thu hoạch lúa.
Trải qua nhiều đời nay, người dân các dân tộc trên miền biên cương huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ thói quen canh tác phát nương trỉa rẫy và trồng lúa nếp trên ruộng bậc thang, năng suất thấp, giá trị kinh tế hàng hóa thương mại không cao. Để giúp người dân tiếp cận với cách làm mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất cũ, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa đã nghiên cứu và đưa mô hình 'Hoa hướng dương biên cương' lên biên giới Mường Lát, tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đầu nguồn sông Mã.
Tộc người Khơ Mú ở Thanh Hóa sinh sống tập trung ở vùng núi cao tiếp giáp với nước bạn Lào thuộc bản Đoàn Kết, xã Tén Tằn và bản Lách, xã Mường Chanh (Mường Lát). Tộc người Khơ Mú còn có tên như: Xá Cẩu, Pu Thênh. Với lịch sử hình thành ở vùng Bắc Lào và cư trú dọc theo biên giới Việt - Lào, nằm trong khối cộng đồng Lào Thênh nên ở Thanh Hóa đồng bào đồng bào Khơ Mú tự gọi mình là KhMụ, KmMụ, Cư Mụ (nghĩa là người hay nhóm người) hoặc Tênh hay Pu Tênh (có nghĩa là người ở trên núi cao). Người Thái Thanh Hóa gọi người Khơ Mú là người Kha hay người Xá (có nghĩa đen như giàn bếp). Về dân số, người Khơ Mú hiện có 224 hộ với hơn 1.000 người; bản Đoàn Kết có 169 hộ với gần 753 người; bản Lách có 55 hộ với 260 người.
Chiều 25/4, tại Đồn Biên phòng Pù Nhi, BĐBP tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã đến thăm, làm việc với Ban Chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi; Đồn trưởng, Chính trị viên các đồn Biên phòng: Quang Chiểu, Tam Chung, Tén Tằn, Trung Lý; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Nằm ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn), từ lâu đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào đã trở thành điểm đến tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo Nhân dân vùng biên viễn phía Tây xứ Thanh.
Chiều 25-4, tại Đồn Biên phòng Pù Nhi, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã đến thăm, làm việc với Ban Chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pù Nhi; Đồn trưởng, Chính trị viên các Đồn Biên phòng: Quang Chiểu, Tam Chung, Tén Tằn, Trung Lý; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Chiều 25-4, tại Đồn Biên phòng Pù Nhi, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã thăm, làm việc, tặng quà cho các Đồn Biên phòng: Pù Nhi, Quang Chiểu, Tam Chung, Tén Tằn, Trung Lý và Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mường Lát.
Vượt qua những khó khăn đặc thù của một thị trấn vùng biên, tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp, ngành, thời gian qua, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Mường Lát đã không ngừng nỗ lực vượt qua những khó khăn, hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Huyện Mường Lát có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí không đồng đều nên nhận thức về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em còn hạn chế. Cùng với đó, nhiều người dân vẫn còn giữ quan niệm và thói quen cho trẻ em ăn dặm sớm thay cho bú sữa mẹ. Do đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) trên địa bàn huyện Mường Lát luôn cao so với toàn tỉnh. Năm 2022, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể câng nặng là 24,3% (giảm 1% so với cùng kỳ); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể chiều cao là 29,8% (giảm 0,2% so với cùng kỳ).
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa) có tổng số 21 cán bộ, công chức, người lao động, làm nhiệm vụ quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh hàng hóa và phương tiện qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Quan Sơn) và Cửa khẩu chính Tén Tằn (Mường Lát), cùng nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Hầu hết cán bộ thường xuyên phải sống xa gia đình, khoảng cách di chuyển xa đã tác động không nhỏ đến điều kiện thực thi công vụ.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Mường Lát quản lý, khai thác 2 hệ thống công trình thủy lợi, phục vụ nước tưới cho 91 ha cây trồng và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng. Trong đó, công trình kênh và đường ống Pom Puôi từ bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi về thị trấn Mường Lát có tổng chiều dài 5km, dẫn nước tưới cho 31 ha và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong vùng.
Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Vốn là một bản vùng biên giới khó khăn được tách ra từ bản Tén Tằn, xã Tén Tằn theo dự án di giãn dân nơi biên giới, sau nhiều năm cuộc sống của người dân bản Piềng Mòn (nay là khu phố Piềng Mòn, thị trấn Mường Lát) đã khoác trên mình chiếc áo mới, diện mạo nông thôn vùng biên này đã có nhiều đổi thay.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an tỉnh TT-Huế, Đoàn Đại học Huế, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Huế phối hợp Ban Thường vụ Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện A Lưới đã tổ chức ra quân Tháng Thanh niên và phát động chương trình 'Tháng 3 biên giới - Biên cương Tổ quốc tôi'' năm 2023.
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023 và hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2023), sáng 26-2 Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn, xã Tén Tằn (Mường Lát), tổ chức Chương trình 'Tháng ba biên giới' năm 2023 với chủ đề 'Biên cương Tổ quốc tôi'.
Cách cửa khẩu biên giới Tén Tằn (nay là thị trấn Mường Lát) huyện Mường Lát không xa, ngôi đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào được người dân xây dựng khang trang, nhằm cảm tạ, tri ân vị phò mã đã có công khai phá, bảo vệ biên giới.