Thực hiện công tác sắp xếp các đơn vị hành chính địa phương, tỉnh Điện Biên dự kiến có 45 xã, phường sau khi sáp nhập.
Sáng nay (23/4), Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 4, định hướng tuyên truyền tháng 5/2025.
Chào mừng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/2025), Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025), UBND tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, công trình là biểu tượng khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam và tôn vinh tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc nơi cực Tây của Tổ quốc.
Lễ Thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải sẽ được tổ chức vào ngày 7/5/2025 tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - điểm cực Tây thiêng liêng của Tổ quốc. Sự kiện tổ chức nhân dịp 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), UBND tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ Thượng cờ và Khánh thành Cột cờ A Pa Chải. Đây là công trình mang ý nghĩa lịch sử, chính trị và văn hóa đặc biệt, khẳng định chủ quyền thiêng liêng tại điểm cực Tây của nước ta, là nơi 'một con gà gáy, ba nước đều nghe'.
Lễ thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải sẽ diễn ra tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là sự kiện có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Những năm qua, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã thực hiện tốt công tác đối ngoại Biên phòng, trao đổi thông tin và xử lý các vấn đề biên giới với lực lượng bảo vệ biên giới phía đối diện. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết, phối hợp hiệu quả trong quản lý, bảo vệ biên giới giữa hai bên, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Trước thềm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, phóng viên Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến của các cán bộ BĐBP chia sẻ về vấn đề này.
Xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), miền nơi cực tây Tổ quốc là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì với nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Trong đó, trang phục, tập quán, vẻ đẹp của những người phụ nữ đã góp phần làm nên điểm nhấn nổi bật.
Hiện tại, du khách sẽ tạm thời không thể ghé thăm cột mốc số 0 tại A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) do công trình nâng cấp hạ tầng đang được triển khai.
Khi chỉ đạo về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: 'Đây không đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp; điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế...'.
Tháng ba, mùa hoa ban, núi rừng biên cương như khoác lên mình tấm áo tinh khôi, dịu dàng, lãng mạn. Đường tuần tra biên giới A Pa Chải mùa hoa mang vẻ đẹp thơ mộng mà cũng đầy trang nghiêm của những người lính biên phòng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ tỉnh Điện Biên cần xây dựng mô hình tăng trưởng mới theo hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa.
Sáng 20/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn công tác Quốc hội có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên.
Trong chương trình làm việc tại tỉnh Điện Biên, ngày 19/3, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với huyện Mường Nhé nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy trên địa bàn huyện.
Tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Điện Biên, ngày 19/3, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với huyện Mường Nhé về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy trên địa bàn huyện.
Chiều 19.3, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc tại huyện Mường Nhé, Điện Biên.
Tiếp tục nội dung chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, ngày 19/3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn công tác của Quốc hội đã thăm và làm việc tại huyện Mường Nhé; khảo sát tình hình quản lý biên giới và thực hiện các hoạt động thăm, tặng quà trên địa bàn.
A Pa Chải miền đất gây thương nhớ, mỗi khi nhắc tới nơi này là cả một miền ký ức đẹp về vùng đất ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc lại ùa về trong tâm trí của những người con đất Việt đã từng đặt chân đến nơi này. Ở nơi cuối trời Tây Bắc đó, bà con người Hà Nhì hiếu khách đã và đang góp sức xây dựng vùng đất biên cương Tổ quốc ngày một đổi thay, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình.
Không chỉ là 'lá chắn thép' vững vàng bảo vệ biên cương Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh còn đồng hành với đồng bào các dân tộc khu vực biên giới Điện Biên phát triển kinh tế. Với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm, cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã chủ động kết nối, xây dựng những mô hình sinh kế hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn. Nhờ đó, kinh tế vùng biên ngày càng khởi sắc, đời sống bà con không ngừng nâng cao.
Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên cương, bộ đội biên phòng luôn có mặt nơi tuyến đầu, vượt khó khăn, gian khổ, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là địa bàn ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Ngoài vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, đối ngoại, Sín Thầu có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Hà Nhì, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Tuy nhiên, hành trình phát triển du lịch cộng đồng tại Sín Thầu không hề dễ dàng, còn nhiều thách thức cần vượt qua.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 từ ngày 25 - 31/1, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 42.500 lượt khách du lịch, trong đó có 250 lượt khách quốc tế. Số lượng khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt hơn 12.000 lượt, với công suất sử dụng buồng bình quân đạt 35%.
Tôi đã trở lại A Pa Chải, nơi được mệnh danh là 'một con gà gáy ba nước cùng nghe' sau hơn 20 năm. Ông chủ đàn trâu, bò 200 con năm xưa bảo: 'Bây giờ chỉ còn mấy chục con thôi, nuôi trâu bò nhiều mà để đấy ngắm làm gì. Tôi bán đi mua xe máy, ti vi, tủ lạnh… rồi'. Ông chủ này là một trong ba người giàu nhất A Pa Chải thời đó - những người sở hữu đàn trâu bò hơn trăm con.
Ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, đồng bào người Hà Nhì, Mông, Khơ Mú… đã, đang góp sức xây dựng vùng đất biên cương Tổ quốc ngày một đổi thay, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yên bình.
Ở Việt Nam có 2 địa phương được xem là ngã ba biên giới. Ngoài Kon Tum, nơi còn lại nằm ở miền Bắc nước ta, gắn với cột mốc số 0 và là điểm đến mơ ước của giới trẻ.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, chiều nay (15/1), đồng chí Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, HĐND - UBND và gia đình chính sách xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé).
VOV.VN -Tại vùng biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cộng đồng người Hà Nhì sinh sống chủ yếu tại các xã Sín Thầu, Chung Chải, Leng Su Sìn và Sen Thượng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, song đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn chú trọng gìn giữ, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc, tô thêm sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về vai trò và giá trị của rừng đối với cuộc sống, tạo động lực tích cực để người dân chung tay bảo vệ, phát triển rừng. Nguồn thu nhập từ chính sách này còn hỗ trợ hiệu quả việc cải thiện kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững cho nhiều gia đình.
Những ngày cuối năm, miền biên viễn cực Tây Tổ quốc liên tục đón các đợt không khí lạnh tăng cường khiến trời chuyển rét đậm, rét hại. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt là vậy, song Trung tá Đoàn Thanh Tuấn, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Pa Chải, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên và các chiến sĩ trẻ của đơn vị vẫn cần mẫn đến từng nhà, hướng dẫn dân bản phòng, chống rét, che chắn chuồng trại chăn nuôi, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
Vào những ngày cuối năm, từ thành phố Hồ Chí Minh tôi đặt chân đến Hà Nội một ngày khí trời se lạnh. Rời Thủ đô Hà Nội gần 700km, tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trên chặng đường với núi non hùng vĩ trùng điệp, với những bản làng sương mù giăng mờ mịt, với những đèo mây phủ trắng thênh thang, với những ruộng bậc thang kỳ vỹ, với những nụ cười hồn nhiên thân thiện của những cô gái và em bé tộc người thiểu số. Điểm tôi dừng chân, một nơi ấn tượng, khó quên, xúc động khó tả, đó là Đồn biên phòng A Pa Chải và hành trình chinh phục cột mốc A Pa Chải của tôi.
Anh V.A.K., sinh năm 1999, dân tộc H'Mông ở bản Há Là Chủ B, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, vi phạm quy định phòng, chống bạo lực gia đình, bị phạt 11 triệu đồng
Trường Mầm non Sín Thầu (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé) là nơi trẻ em vùng đất cực Tây bắt đầu hành trình học tập, là mái nhà ấm áp nuôi dưỡng tương lai. Điều đặc biệt tại ngôi trường này chính là vườn rau xanh, không chỉ cung cấp thực phẩm sạch mà còn mang lại những bài học quý giá về thiên nhiên và lao động cho các bé.
Sau hai tháng chính thức triển khai phần mềm quản lý tín dụng chính sách (từ tháng 11/2024), bước đầu Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh Điện Biên có cơ sở khẳng định: Việc áp dụng công nghệ quản lý tín dụng không chỉ tối ưu hóa công tác quản lý mà còn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.
A Pa Chải là địa danh gắn liền với mốc 0 nơi cực Tây của Tổ quốc, là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc được mệnh danh nơi 'một con gà gáy 3 nước cùng nghe'. Với vị trí thiêng liêng, đặc thù, cột mốc 0 là điểm nhấn về du lịch tại Mường Nhé.
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé - ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ thông qua các chính sách, chương trình, xã biên giới Sín Thầu đạt nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Trung đoàn 82, Sư đoàn 355 vừa tổ chức ra quân, giao nhiệm vụ thực hiện chiến dịch tổng hợp biên giới hướng Tây mùa khô, kết hợp làm công tác dân vận năm 2024 - 2025 cho Tiểu đoàn BB3.
Chiều 14-12, Trung đoàn 82, Sư đoàn 355 (Quân khu 2) tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tổng hợp biên giới hướng Tây mùa khô kết hợp làm công tác dân vận năm 2024 - 2025.
Khu Dự trữ Thiên nhiên Mường Nhé được ví như 'lá phổi xanh' của Điện Biên với hệ động, thực vật đa dạng, phong phú, nhiều loài quý hiếm.
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.
Tại tỉnh Điện Biên, cộng đồng người dân tộc Hà Nhì cư trú ở các xã Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn và Chung Chải, huyện cực Tây biên giới Mường Nhé. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì vẫn luôn tồn tại, được gìn giữ và có sức sống lâu bền, qua bao thế hệ.
'Người vùng biên mãi nhớ công ơn thầy, cô giáo'... Ðó là lời ông Pờ Dần Sinh, người có uy tín của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên nói khi đưa chúng tôi đến thăm Trường mầm non Sín Thầu ở trung tâm xã. Ông Pờ Dần Sinh kể cho chúng tôi về ký ức những tháng năm học chữ và kỷ niệm với các thầy, cô giáo trong niềm nhớ khôn nguôi…
Chiều 29/11, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé là một trong những khu rừng đặc dụng lớn của cả nước và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Điện Biên có tầm ảnh hưởng lớn đối với môi trường sinh thái của địa phương. Năm 2024, Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đã thực hiện hiệu quả các các nhiệm vụ trọng tâm đề ra.
Nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cuộc sống cộng đồng, những năm qua, các cấp, các ngành và người dân ở tỉnh biên giới Điện Biên đã tích cực triển khai công tác đấu tranh phòng, chống ma túy.
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vừa tổ chức Hội nghị Giao lưu các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới thực hiện bình đẳng giới năm 2024 trên địa bàn huyện.
Từ trước đến nay, hoạt động giao thương tại cửa khẩu A Pa Chải chủ yếu là trao đổi hàng hóa theo chợ phiên. Lối mở A Pa Chải - Long Phú sau khi được nâng cấp thành cửa khẩu song phương sẽ làm việc tất cả các ngày trong tuần, thực hiện giao thương, vận tải hàng hóa quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương khu vực cửa khẩu mỗi nước.