Ngày 24/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD).
Tiếp tục phiên họp thứ 44, ngày 24/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD nhằm luật hóa các quy định hiệu quả từ Nghị quyết số 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu và phân cấp thẩm quyền quyết định các khoản vay đặc biệt.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Nợ xấu trong những tháng đầu năm 2025 đã tăng so với cuối năm 2024 khoảng 34.000 tỷ đồng. Trong khi ý thức trả nợ của khách hàng rất kém, khách hàng tự trả nợ chỉ chiếm 3-6% tổng nợ xấu, ngân hàng phải dùng tới 48% nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần sớm sửa Luật để gỡ 'nút thắt' trong xử lý nợ xấu.
NHNN đang dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2024/TT-NHNN ngày 01/7/2024 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) đã tổ chức buổi Tọa đàm góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2024. Tham dự Tọa đàm có ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HHNH; đại diện các bộ, ngành liên quan và các ngân hàng thương mại.
Có thể nói sự phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) là quá trình chuyển đổi và ngày càng hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu phát triển của hệ thống QTDND và yêu cầu phát triển của hệ thống các TCTD. Từ mô hình 3 cấp những năm đầu thí điểm đến hệ thống QTDND chuyển đổi sang 2 cấp vào năm 2000 và một lần nữa đổi mới vào năm 2013 khi từ QTDND Trung ương trở thành Co-opBank. Cùng với đó là quá trình chuyển đổi rõ nét hơn sang mô hình Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ tiền tệ tín dụng theo Luật Các TCTD và Luật Hợp tác xã; đồng thời phát huy vai trò đầu mối liên kết, hỗ trợ, bảo đảm an toàn của hệ thống QTDND.
Sau khi OceanBank được chuyển giao bắt buộc về MB và đổi tên thành MBV, tính tới cuối năm 2024, MBV đang ghi nhận lỗ lũy kế (15.688) tỷ đồng. MB đang tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng, không loại trừ bán 100% cho nhà đầu tư nước ngoài.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank dự kiến trình đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 29/4 xem xét và thông qua quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank không vượt quá 6% vốn điều lệ Eximbank.
Sáng ngày 9/4/2025, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) là hợp tác xã (HTX) theo Luật các TCTD năm 2024' nhằm trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và tìm ra những định hướng, giải pháp phù hợp, góp phần xây dựng Đề án khoa học và công nghệ cấp bộ cùng tên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Co-opBank chủ trì nghiên cứu. Tại Hội thảo, các nhà khoa học và nhà quản lý cho rằng đã đến lúc cần xây dựng một chiến lược phát triển mới, căn cơ để phát triển hệ thống QTDND.
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
NHNN sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng hạn mức cho vay không tài sản đảm bảo đối với hộ cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank - Mã: BVB) thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán thêm ra công chúng cho cổ đông hiện hữu là ngày 16/4/2024 với mệnh giá giao dịch là 10.000 đồng/cổ phần.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Các ngân hàng nỗ lực tìm cách đưa vốn ra nền kinh tế, tin tưởng về tăng trưởng tín dụng. Song chính các ngân hàng cũng đang lo lắng về nợ xấu.
Vẫn câu chuyện bình mới rượu cũ, lợi nhuận của các ngân hàng năm nào cũng rất tươi sáng, song chất lượng tài sản vẫn chưa thể cải thiện. Đáng chú ý ngoài việc nợ xấu tăng, thì nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đang chiếm phần đa số trong tổng nợ xấu.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) nhằm khắc phục một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức BHTG, đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng.
Ngày 18/3 tại Thái Nguyên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã Công bố Quyết định và ra mắt NHNN Khu vực 5 và tổ chức Hội nghị 'Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế Khu vực 5'.
Nhiều khả năng, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ được đặt lên bàn nghị sự Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây với nội dung trọng tâm là luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Ngày 14/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Hội đồng thẩm định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các Tổ chức tín dụng 2024.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (HHNH) vừa có Công văn số 98/HHNH-PLNV về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Tại công văn này, Hiệp hội đồng tình với đề xuất của NHNN Việt Nam tại dự thảo hồ sơ đề và cho rằng việc luật hóa 3 chính sách quy định của Nghị quyết 42 là vô cùng cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các TCTD trong công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu, góp phần tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.
Sau phát hành, vốn điều lệ của NCB có thể tăng từ 11.780 tỷ đồng lên 18.780 tỷ đồng, tương ứng gần 60%.
Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán Mirae Asset, ngành Ngân hàng đã ghi nhận những cải thiện đáng kể về chất lượng tài sản. Cụ thể, tính đến cuối năm 2024: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết đã giảm 1% so với cùng kỳ năm 2023, đạt mức 1,92%, giảm 0,31% so với quý III/2024.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa có những thay đổi quan trọng trong Ban Kiểm soát, đồng thời chuẩn bị cho kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng.
Eximbank (mã: EIB) vừa thông báo bầu bà Doãn Hồ Lan, thành viên Ban Kiểm soát giữ chức danh Trưởng Ban Kiểm soát nhiệm kỳ VII (2020-2025) kể từ ngày 5/3.
Theo NHNN, việc kê biên gây khó khăn cho ngân hàng trong xử lý tài sản và thu hồi nợ xấu. Nếu sửa đổi được thông qua, các tổ chức tín dụng sẽ bảo vệ tài sản thế chấp tốt hơn, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.
NHNN đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm nợ xấu của các TCTD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2014/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm nợ xấu của các TCTD.
Ngân hàng Nhà nước công bố lấy ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng để luật hóa một số nội dung của Nghị quyết số 42/2014/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có Văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo, kiến nghị tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ), xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Cho vay online đang tăng mạnh và đặc thù của hoạt động này là tất cả đều thực hiện qua mạng Internet. Các ngân hàng đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về khởi kiện các khách hàng có khoản nợ xấu này.
3 thành viên ban kiểm soát mới của ngân hàng Eximbank là ông Lâm Nguyễn Thiện Nhơn, bà Trần Thị Minh Lý và ông Nguyễn Trí Trung.
Với tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ bất thường ngày 26/2 của Eximbank đã thông qua việc bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát, đồng thời sửa đổi điều lệ ngân hàng này.
Sáng ngày 3/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cùng lãnh đạo các đơn vị NHNN thăm và chúc mừng năm mới toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) nhân ngày làm việc đầu tiên của Xuân Ất Tỵ 2025.
Sau khi chuyển giao, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, của khách hàng tại GPBank, DongA Bank tiếp tục được bảo đảm theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Ngày 17/01/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
Ngày 17-1, NHNN đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc GPBank, do Nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn, cho VPBank theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
VPBank cho biết sẽ góp vốn vào GPBank trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc để GPBank có thêm nguồn lực tài chính, phát triển kinh doanh, cải thiện kết quả hoạt động, tổng mức vốn góp không vượt quá 20% vốn điều lệ của VPBank.
Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024. Đây là thành quả tiếp nối sau nhiều năm Thống đốc NHNN luôn coi trọng công tác CCHC, xác định CCHC là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và luôn thể hiện sự quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục, trước hết từ nhận thức sau đến hành động, từ Thống đốc đến toàn thể cán bộ công chức và người lao động ngành Ngân hàng.