VPBank và CTCP Thế giới Di động (MWG) đã hợp tác triển khai mô hình đại lý thanh toán. Với hợp tác này, VPBank sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngay tại 3.000 điểm bán lẻ của MWG trên phạm vi toàn quốc.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 được thực hiện đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn số lần cơ cấu.
Tốc độ giải ngân đang tăng nhanh, nhưng lãi suất sẽ ổn định vì nguồn vốn dồi dào.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 53/2024/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do thiệt hại của bão số 3 Yagi.
Khách hàng tại 26 tỉnh, thành phố bị thiệt hại do cơn bão số 3 sẽ được xem xét cơ cấu số dư nợ gốc và lãi của khoản cho vay có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 7/9/2024 và phát sinh nghĩa vụ trả nợ từ 7/9/2024 đến 31/12/2025.
Ngân hàng thực hiện giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
NHNN ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Sáng 10/12, NHNN Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học 'Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam'. Tham dự có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội; các TCTD; hiệp hội, doanh nghiệp.
Thị trường vốn Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng ngày càng cân đối, hài hòa và bền vững hơn, song còn tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết để phát triển bền vững hơn như: quy mô thị trường vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và thiếu tính ổn định; các sản phẩm còn ít, chưa đa dạng; tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao, chế tài chưa đủ sức răn đe...
Sau gần ba năm triển khai, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã góp phần quan trọng, thúc đẩy quản trị đất nước tốt hơn và cung ứng dịch vụ công hiệu quả với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, tập trung xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Dù các tổ chức tín dụng khá chủ động trong việc tiếp cận các doanh nghiệp, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế xanh để hợp tác, tài trợ vốn, tuy nhiên chìa khóa để tăng tỷ lệ xanh hóa dòng vốn vào lĩnh vực này nằm ở phía cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh, xuất nhập khẩu.
Trong năm 2024, nợ xấu đang trở thành vấn đề nan giải với nhiều ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại. Áp lực nợ xấu tăng mạnh, nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm.
'Nội dung Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú vừa chia sẻ là một tín hiệu rất tốt, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% năm nay có khả năng đạt được. Đây là một trong những nhân tố kích thích rất tốt so với tăng trưởng kinh tế năm 2024. Nói thế để chúng ta thấy rằng, từ nay đến hết năm 2024 chỉ còn một tháng nữa, do vậy giải pháp để hoàn thành các mục tiêu không có gì khác là tăng tốc tất cả những giải pháp đã đề ra từ đầu năm đến nay. Từ các nghị quyết, chỉ đạo liên ngành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta phải thực hiện trong tháng cuối cùng với cường độ, mức độ cao nhất có thể để về đích một cách tốt nhất', Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ tại buổi họp báo.
Tại họp báo Chính phủ chiều 7/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Đào Minh Tú, cho biết: Theo thống kê nhanh của ngành Ngân hàng, tính đến ngày 7/12, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5%.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) được giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ có số dư nợ gốc, lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3…
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù còn đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, song nền kinh tế trong tháng 11 và 11 tháng tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét. Các địa phương động lực như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai… dự báo tăng trưởng cao trong quý IV, dẫn dắt tốc độ tăng trưởng chung cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%.
Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 70 năm qua tại nước ta. Cơn bão đã gây thiệt hại đối với nền kinh tế là trên 81.700 tỷ đồng. Trong đó, nhiều khách hàng của các TCTD cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay mới… Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng hơn 192.000 tỷ đồng ở 26 tỉnh, thành trên cả nước.
Thị trường tài chính xanh hiện nay có nhiều rào cản, trong đó việc thiếu khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh dẫn tới nguy cơ nền kinh tế rơi vào tình trạng 'tẩy xanh' với nhiều dự án chỉ 'xanh trên giấy' và đầu tư mang tính hình thức.
Trong hành trình 34 năm qua, Thời báo Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của ngành Ngân hàng.
Việc hình thành các tập đoàn tài chính với hạt nhân là ngân hàng sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhược điểm của mô hình này là sở hữu chéo chằng chịt, khó kiểm soát, có tình trạng tuồn vốn cho công ty sân sau...
Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/12/2024, ngân hàng đánh mất mốc lãi suất 6,5%/năm. Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân khiến ngân hàng buộc phải tăng lãi suất.
Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo 'Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam' diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.
Đã có gần 1,51 triệu tỉ đồng được các tổ chức tín dụng cho vay thêm trong 11 tháng đầu năm 2024 so với đầu năm 2024. Con số này liệu sẽ tăng thêm bao nhiêu trong tháng còn lại của năm nay? Và điều này có lại gây sức ép lên xu hướng lãi suất?
Các TCTD sẽ giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng gặp khó khăn do bão số 3 như đã được phân loại theo quy định của NHNN, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu 35% trước ngày 31/12/2024.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn đầu tư sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng, góp phần phát triển nền kinh tế.
Với việc hoàn thiện hệ thống VietQRGlobal, trong thời gian tới, hoạt động thanh toán xuyên biên giới qua mã QR dự báo sẽ phát triển rất mạnh, tạo sự tiện lợi trong thanh toán trực tuyến cho cung cấp hàng hóa dịch vụ và mang lại lợi ích cho người dân, du khách.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các tổ chức tín dụng hàng năm để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Cách thức quản lý này sẽ tiếp tục được NHNN thực hiện trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ để các ngân hàng chủ động hơn.
Ngành ngân hàng đang 'chạy nước rút' để có thể về đích mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% cả năm 2024. Theo tính toán, từ nay đến cuối năm, toàn hệ thống ngân hàng phải tăng tốc đẩy 500.000 tỷ đồng ra nền kinh tế.
Chính phủ quyết định phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro... đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do bão số 3.
NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định về hoạt động cho vay, vay, gửi tiền, nhận tiền gửi, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510 về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do bão số 3.
Thời gian qua, ngành Ngân hàng Khánh Hòa đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong tháng 9, tiền gửi khách hàng gửi vào các TCTD tăng gần 271.000 tỷ đồng so với tháng trước. Trong đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng thêm 238.114 tỷ đồng, tiền gửi dân cư đã tăng thêm khoảng 32.796 tỷ đồng.
TS. Châu Đình Linh – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng xung quanh đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ 11 tháng của năm 2024.
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, đến hết tháng 9/2024, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 7 triệu tỷ đồng, tăng 3,43%. Tiền gửi của dân cư đạt gần 6,96 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2023.
Liên tiếp trong tuần qua NHNN đã có các văn bản chỉ đạo thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Đáng chú ý ngày 28/11, NHNN đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các TCTD theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế rất cần yếu tố đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, qua đó giúp tăng năng suất lao động, hỗ trợ cho tăng trưởng. Chính vì vậy, cùng hệ thống chính trị, ngành Ngân hàng tiếp tục xác định nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành gắn với bảo đảm an ninh, an toàn, hoạt động liên tục các hệ thống thông tin là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Hơn 87% dân số Việt Nam trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng nhưng đông đảo người dân 'yếu thế' vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính - ngân hàng hữu ích với chi phí hợp lý.
Đó là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Công văn số 9774/ NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi ổn định, hợp lý, phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh và năng lực quản lý rủi ro, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và mặt bằng lãi suất thị trường.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 2/12/2024 ghi nhận lãi suất huy động cao nhất thị trường 6,3%/năm tại một nhà băng đã 'biến mất' trong ngày làm việc đầu tiên của tháng 12. Nhà băng này tăng lãi suất một số kỳ hạn ngắn hơn.
Với tốc độ chuyển đổi số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hiện nay hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam đã có tài khoản tại ngân hàng và nhiều nhà băng có tỷ lệ giao dịch trên kênh số trên 95%.
Động thái nới room tín dụng cho các ngân hàng cho thấy quyết tâm của nhà điều hành trong việc đẩy vốn ra nền kinh tế. Tính đến ngày 22/11/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 11,12%, vẫn xa mục tiêu 15% đã đề ra đầu năm.
Loạt quy định mới và chỉ đạo mới của NHNN về lãi suất huy động đã khiến giới chuyên môn tin rằng lãi suất huy động sẽ khó có thể tăng trong tháng cuối cùng của năm 2024.
Dự thảo thông tư của NHNN cũng quy định, ngân hàng không đáp ứng đủ vốn đệm theo quy định sẽ không được chia cổ tức tiền mặt. Mức chia cổ tức sẽ căn cứ vào vốn đệm bảo toàn vốn của ngân hàng.
Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa có thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, bảo đảm công khai, minh bạch. Theo NHNN, việc điều chỉnh này được thực hiện trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dung linh hoạt, hiệu quả, kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Trong thời điểm cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã đẩy mạnh các chính sách huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tín dụng được dự báo tăng mạnh trong quý IV/2024. Đáng chú ý, lãi suất huy động của một số ngân hàng đang có xu hướng tăng trở lại để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, tiết kiệm ngân hàng vẫn giữ ưu thế trong danh sách các kênh đầu tư an toàn và ổn định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.