Từ bao đời nay, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác phù hợp với địa hình miền núi, mà còn là biểu tượng sống động cho sự kết tinh giữa con người và thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc.
Giữa tháng 9/2024, hoàn lưu bão Yagi tràn về miền núi phía Bắc, gây mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Hệ thống sông ngòi tại Yên Bái, đặc biệt là sông Hồng và sông Chảy, dâng cao đột ngột.
Hồ Tây, những ngày đầu Hè trở nên đặc biệt hơn sau mỗi cơn giông. Khi mưa ngớt, mây dần tản ra, bầu trời như được gột rửa để đón hoàng hôn trong trẻo và dịu dàng nhất.
Đà Nẵng không chỉ có biển xanh, cát trắng mà còn sở hữu loạt tọa độ sống ảo 'gây sốt' giới trẻ như Sơn Trà Marina, bãi rêu Nam Ô, Cá Chuồn Space...
Nước sông quê trong vắt tựa mảnh gương soi bóng hoa gạo đỏ nao lòng, bên những bóng người miền thôn dã hằn in dáng hình dâu bể.
Không ít thiết bị, máy móc của phóng viên đã bị hư hỏng sau mỗi chuyến xuống lò. Không hiếm những rủi ro bất chợt có thể ập xuống nơi độ sâu âm vài trăm mét… Nhưng những lò than sâu ở Quảng Ninh vẫn là điều gì đó đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà báo.
Có người được gieo trồng ký ức tuổi thơ bằng một ảnh hình. Có người gói ghém kỷ niệm bằng một hương thơm. Riêng tôi, lưu giữ nỗi nhớ bằng sắt son miền lúa đậm đà hương sắc.
Tháng sáu bao giờ cũng vậy, mưa đấy rồi lại nắng lên, nắng tháng sáu cũng mở ra những kỷ niệm và dự định.
Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, sau những trận mưa đầu mùa, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái như khoác lên mình tấm áo mới, óng ánh và rực rỡ. Cảnh sắc mê hoặc lòng người, thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Thời điểm vườn sầu riêng 'tỏa hương' cũng là lúc người nông dân thức đêm soi đèn kết duyên cho loài cây này. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất chất lượng của cả mùa vụ.
Đà Nẵng đang trong trong những ngày vui mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng. Cả thành phố đâu đâu cũng rực một màu cờ. Phố sá trang hoàng đẹp như ngày Tết. Mặt sông Hàn về đêm lung linh đến lạ.
Bằng những nghiên cứu, đặc tả sâu sắc của các nhà báo từng nhiều lần tới Hà Giang, thông qua tác phẩm 'Hà Giang - Miền đá nở hoa' độc giả sẽ thêm yêu mảnh đất và con người nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.
Nằm ẩn mình giữa những ngọn núi hùng vĩ của tỉnh Lào Cai, bản Choản Thèn, thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, nổi lên như một viên ngọc quý với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Người ta hay ví von rằng buồn như lục bình trôi, sầu như lục bình nở. Người ta dường bận nhớ đến sự héo tàn vội vàng của loài hoa sống đời trên sông, mà quên bông hoa ấy khi khoe trọn sắc, tựa những vũ công trong váy voan tím biếc, kiều diễm vô ngần .
Một buổi chiều Đông về nơi phố nhỏ, có cơn mưa lạnh vừa ghé qua hiên, nhận ra trong gió bấc, mùi cá kho từ bếp nhà ai thoảng thơm dìu dịu nao lòng. Giữa bao xô bồ cuối năm, mùi hương ấy như níu lòng tôi vào một khoảng lặng, gọi tên những thân thuộc từ góc trời quê cũ. Ký ức rung ngân gõ cánh cửa trong sâu thẳm tâm hồn, mở ra lối về gian bếp của mẹ gói ghém bao mùi vị thơ ấu. Và tôi nhớ hương cá kho của mẹ trong những ngày Đông tháng giá thuở nào, khi tôi chưa xa mẹ xuôi vào phố thị thênh thang.
Hà Nội, Thủ đô yêu dấu luôn in đậm trong tôi niềm cảm xúc ngọt ngào da diết. Đường phố Hà Nội gắn với kỷ niệm tuổi thơ tôi, là nỗi hoài nhớ trong những năm tháng tôi trưởng thành, vi vu khắp miền đất lạ.
Hai giờ sáng, phố say giấc. Bóng tối trùm riết lấy mấy ngôi nhà, chỉ còn thừa những ngọn đèn ngoài cửa. Trong thinh lặng, tôi nghe tiếng bánh xe kéo.
Ông Bình là người gốc làng Yên Phụ (quận Tây Hồ) nhưng sống ở miền Nam nhiều năm, thỉnh thoảng mới về thăm quê. Ngày 7-11, khi xe taxi chở qua khu vực Ao Vả ở phố Vũ Miên, ông nói với lái xe:
Bù đắp thiệt hại do lũ lụt gây ra, người dân huyện Chương Mỹ đang dồn lực sản xuất vụ đông. Tuy nhiên, để mùa vụ sản xuất thắng lợi, người dân huyện Chương Mỹ rất mong cơ quan chức năng sớm đầu tư kinh phí khôi phục hệ thống công trình thủy lợi.
Từng được ví như hoa khôi trong Trung đội nữ lái xe huyền thoại vượt Trường Sơn gần 50 năm về trước, bà Bùi Thị Vân (79 tuổi) vẫn chưa thể quên những ngày tháng hào hùng thuở nào. Trở về với đời thường, những mảnh ký ức của chuỗi ngày ôm vô lăng, vượt mưa bom cùng 44 chị em trên tuyến lửa vẫn cứ loang loáng chảy trong tâm trí bà.
Làn gió heo may báo hiệu tiết thu se lạnh trong khu vườn vắng. Tôi yêu cả bốn mùa, yêu không khí dịu nhẹ, yêu không gian mơ hồ.
Búng Bình Thiên còn gọi là 'hồ nước trời' ở miền Tây, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loài thủy sản nước ngọt phong phú. Nơi đây còn gắn liền với sự kiện 'độc nhất, vô nhị' - Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi Búng bình Thiên. Mùa nước lũ tràn đồng, bất chợt nhớ những ngày Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi Búng bình Thiên.
Đằng sau sự bình yên của 162 cây thủy tùng, cứ ngỡ công việc của những cán bộ bảo vệ rừng nhàn nhã nhưng không phải vậy. Thủy tùng là loại cây gỗ quý hiếm nên kẻ xấu thường hay nhòm ngó, chưa kể rắn độc, vắt đỉa luôn rình rập. Thế nhưng, với họ, rừng như ngôi nhà thứ 2.
Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.
Tháng Chín dát vàng ký ức bằng ánh trăng loang loáng huyền diệu. Trăng ở phố ngậm ngùi khuất sau những tòa nhà cao hun hút, vẫn chung thủy lặng thầm mặc cho lòng người có mải miết chạy theo ánh đèn phồn hoa. Ánh trăng mơ hồ chảy ngập hồn ta, vương giọt nhớ cố hương đượm nồng.
Hữu Thông là một người viết lặng lẽ. Ông sinh ra ở vùng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) nhưng chủ yếu sống ở miền núi rừng Tây Bắc. Người đọc thơ thiếu nhi biết đến ông qua các tập thơ như: Gà Trống choai, Lợn con ủn ỉn, Sao Thần Nông....
Một chiều mùa hè, để trốn không khí oi nồng, tôi đưa con đến dạo chơi ở công viên. Đó là một khoảng xanh đường Phan Chu Trinh, gần cầu Nam Giao, men dọc theo dòng sông An Cựu. Trên đầu cây lá rợp xanh, gió từ bờ sông thổi lên nhè nhẹ mang theo hơi nước và cả mùi sung chín làm dịu đi không khí, gọi ký ức quay về.
Dẫu đã viết về mưa không biết bao nhiêu lần, vậy mà mỗi lần mùa mưa giăng ngang phố núi, tôi cũng cầm lòng chẳng đặng, để rồi ngón tay lại gõ vào bàn phím những ký tự mưa.
Mùa hè, ở Hà Nội, nhiều nhất có lẽ là quán trà đá. Quán thì xấu xấu, đồ đạc giản dị với cái ấm, ít cốc, thêm mấy cái bàn, ít ghế thấp, vài lọ kẹo lạc, dăm gói hướng dương, thêm cái điếu cày… ấy thế mà đông khách vô cùng.
Bên cạnh trải nghiệm 'săn mây', thì xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), còn thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang lấp lánh mùa nước đổ.
Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Y Tý không chỉ đẹp vào thời điểm lúa chín vàng, mà còn mang sức hút đặc biệt vào mùa nước đổ, hay còn gọi là mùa đổ ải. Thời điểm này, những thửa ruộng bậc thang loang loáng nước, chồng lên nhau như những tấm gương khổng lồ.
Cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, khung cảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là khi bà con người Mông dẫn nước về, ruộng bậc thang như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi non, cây cối. Mùa nước đổ vì thế trở thành một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Mù Cang Chải.