'Nông dân tỷ phú' trên cánh đồng thông minh

Những năm gần đây, tỉnh Long An đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của một thế hệ nông dân hiện đại, biết tận dụng thế mạnh địa phương, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững.

Đa giá trị từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp hữu cơ, an toàn kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ là một giải pháp quan trọng giúp các HTX tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) hoàn thiện được các yêu cầu về chất lượng, sở hữu trí tuệ. Đây là điều kiện thuận lợi giúp nhiều nông sản của huyện như hồ tiêu, sầu riêng, lúa khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Tạo niềm tin từ chất lượng dịch vụ

Cam kết cung cấp dịch vụ vận tải an toàn và chất lượng, gần 27 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Vận tải Thống Nhất Quảng Ngãi đã khẳng định vị thế trên thị trường và tạo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.

HTX và đồng bào dân tộc ở Mường Tè hòa nhịp công nghệ số

Nhờ sự nỗ lực của các HTX cùng với sự hỗ trợ từ Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Lai Châu, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mường Tè đã bắt đầu làm quen với chuyển đổi số và thương mại điện tử (TMĐT), mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

HTX giúp nâng tầm đời sống nông dân Châu Thành nhờ nghề đan lát lục bình

Huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) có tiềm năng kinh tế lớn từ nghề đan lát lục bình truyền thống. Thời gian qua, nhờ sự khéo léo của người nông dân cùng với sự hỗ trợ đắc lực từ mô hình HTX, nghề đan lát lục bình không chỉ giúp người dân nơi đây thoát nghèo mà còn từng bước vươn lên làm giàu, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.

HTX tạo 'lực đẩy' giúp thay đổi cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Ba Lòng

Những kết quả đạt được của HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa và một số HTX khác đang tạo 'lực đẩy' giúp cho đồng bào thiểu số ở xã Ba Lòng thuộc huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) thay đổi cuộc sống ngày một tốt hơn. Nhất là khi chuyển sang hình thức hợp tác, sản xuất với quy mô lớn, hiệu quả kinh tế của bà con được cải thiện thấy rõ, thoát ra khỏi hình thức sản xuất nhỏ lẻ.

Hành trình vươn lên của Mỹ Xuyên

Những năm gần đây, bức tranh kinh tế-xã hội của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã có những chuyển biến tích cực nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò quan trọng của các HTX trong việc tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Người dân Mỹ Tú thoát nghèo nhờ sức mạnh liên kết trong HTX

Huyện Mỹ Tú, một trong những địa phương còn nhiều khó khăn của tỉnh Sóc Trăng, đang từng ngày thay da đổi thịt nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn về giảm nghèo, đặc biệt là việc phát huy vai trò của kinh tế tập thể, HTX. Nhiều mô hình HTX kiểu mới đã và đang khẳng định được hiệu quả, trở thành điểm tựa vững chắc cho người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp: 'Toàn dân làm giàu', khơi thông động lực kinh tế tư nhân

Sáng 31/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Tọa đàm quan trọng với hơn 1.000 đại biểu là doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã và hộ kinh doanh cả nước nhằm thúc đẩy thực thi Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, một trong bốn trụ cột chiến lược của nền kinh tế Việt Nam.

'Chìa khóa vàng' giúp nông dân Thanh Tân thoát nghèo bền vững

Thanh Tân, một xã thuần nông thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp nhờ cơ giới hóa đồng bộ.

Đòn bẩy giảm nghèo ở Vị Thủy

Giữa bức tranh kinh tế - xã hội đa dạng, mô hình kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các HTX kiểu mới, đang nổi lên như một đòn bẩy quan trọng giúp người dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) thoát nghèo bền vững. Thành công này có sự đóng góp không nhỏ từ sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền và đặc biệt là sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả từ Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang.

HTX khẳng định vai trò trụ đỡ trong phát triển kinh tế ở Yên Bái

Thời gian qua, các HTX tại tỉnh Yên Bái đã khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên cũng như góp phần quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Phú Riềng vươn mình từ nghèo khó, kiến tạo tương lai thịnh vượng với động lực HTX

Huyện Phú Riềng (Bình Phước) với sự tiếp sức mạnh mẽ từ các mô hình kinh tế tập thể – đặc biệt là các HTX – đã và đang biến ước mơ thoát nghèo của nhiều hộ dân thành hiện thực. Với tầm nhìn kiên định hướng đến mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, Phú Riềng đang chứng minh rằng, với cách làm đúng đắn và sự đồng lòng, không khó khăn nào là không thể vượt qua, từ đó sẽ đóng góp vào công cuộc giảm nghèo chung của cả tỉnh.

Hỗ trợ khoa học công nghệ 'đúng và trúng' giúp HTX như 'cá gặp nước'

HTX Sản xuất, Kinh doanh Nông nghiệp Đoàn Kết (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao. Với sự hỗ trợ từ Liên minh HTX Việt Nam, HTX đã xây dựng mô hình sản xuất theo hướng cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng khoa học công nghệ đưa cây khóm Long An thành nông sản tiền tỷ

Từng trải qua những giai đoạn khó khăn vì giá cả bấp bênh, cây khóm (dứa) – loại trái cây tưởng chừng chỉ còn là ký ức với nhiều nông dân ở Long An – nay đã hồi sinh mạnh mẽ.

Bước chuyển mình từ trao sinh kế đến liên kết sản xuất ở Hòa Hiệp

Trong những năm vừa qua, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đẩy mạnh thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, tập trung vào việc đầu tư nâng cao năng lực cho người nghèo, xác định rõ nguyên nhân nghèo để giải quyết triệt để các vấn đề của người nghèo, đặc biệt là ở vùng lõi nghèo. Đặc biệt, những mô hình trao sinh kế cho người dân và việc hình thành phát triển các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp với vai trò 'đầu tàu' của HTX ở các địa phương như xã Hòa Hiệp đã góp phần không nhỏ để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của huyện.

Chuyển mình từ những khu vườn hữu cơ ở vùng cao Kon Tum

Trong những năm qua, Kon Tum - tỉnh miền núi phía Bắc Tây Nguyên - đã và đang ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu bằng chính sự đổi mới trong tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và ứng dụng thương mại điện tử vào tiêu thụ nông sản.

Kỳ tích giảm nghèo nhờ phát triển HTX ở Phú Lương

Phú Lương (Thái Nguyên) từng đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự đồng lòng của người dân và đặc biệt là sự hỗ trợ hiệu quả từ các tổ chức như Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, và sự tham gia tích cực của các HTX trên địa bàn, công tác giảm nghèo tại Phú Lương đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ gia đình.

'Con tôm ôm cây lúa' và bước tiến công nghệ giúp nông dân Kiên Giang làm giàu bền vững

Kiên Giang hôm nay không chỉ là một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước, mà còn là vùng đất của những mô hình nông nghiệp thông minh, nơi những hạt giống tri thức đang từng ngày nảy mầm cùng con tôm, cây lúa và ý chí làm giàu bền vững của người nông dân.

Vượt bão El Nino, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu làm giàu nhờ công nghệ và cây trồng chủ lực

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, đặc biệt là tác động nghiêm trọng từ hiện tượng El Nino, nhiều vùng nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải đối mặt với thách thức lớn. Tuy nhiên, vượt lên nghịch cảnh, người nông dân nơi đây đang từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo nên những vùng chuyên canh hiệu quả cao.

Nông dân Ninh Bình vươn lên làm giàu nhờ cây trồng mới

Những năm gần đây, trên nhiều vùng đất tưởng chừng chỉ quen với lúa nước, các HTX, nông dân Ninh Bình đang viết nên câu chuyện thoát nghèo, làm giàu từ những giống cây trồng mới, năng suất cao.

Vcamart.vn: Đòn bẩy số hóa cho HTX vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Việc khai trương và vận hành nền tảng chợ sản phẩm trực tuyến Vcamart.vn, do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát triển, không đơn thuần là một sáng kiến chuyển đổi số, mà còn là bước đi chiến lược giúp khu vực kinh tế tập thể, đặc biệt là các HTX ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiếp cận sâu hơn với nền kinh tế số và thị trường rộng lớn.

Khai trương chợ sản phẩm trực tuyến cho hợp tác xã

Chiều 26-5, tại Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị 'Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai trương chợ sản phẩm trực tuyến cho hợp tác xã và thành viên đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi'. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tham dự có đại diện Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa và 25 tỉnh, thành phố miền Bắc.

Thay đổi tư duy, bứt phá từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hà Quảng

Hà Quảng hôm nay không còn là vùng 'lõi nghèo' như trước. Những đổi thay đang đến từ chính người dân – mà phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số – thông qua tinh thần dám nghĩ, dám làm, ứng dụng công nghệ và tham gia vào mô hình HTX.

Sở hữu trí tuệ giúp nâng tầm HTX ở Cần Thơ

Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang trở thành tài sản vô hình quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của các HTX. Tại Cần Thơ, một trung tâm kinh tế năng động của Đồng bằng sông Cửu Long, các HTX đang ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của SHTT.

Nâng ý chí thoát nghèo cho người dân Đông Giang từ liên kết chuỗi giá trị

Việc liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp với 'đầu kéo' HTX được kỳ vọng sẽ nâng cao ý chí thoát nghèo cho người dân huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Nhất là mang lại thu nhập bền vững, vừa giúp tạo sinh kế ổn định và vừa tạo sức bật cho kinh tế của địa phương.

Nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng Nai: Bệ phóng cho những 'tỷ phú chân đất'

Giữa những biến động của nền kinh tế, biến đổi khí hậu và áp lực từ thị trường, nông dân Đồng Nai không những không chùn bước mà còn mạnh dạn chuyển mình, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả vượt trội.

Thanh Hóa biểu dương điển hình HTX tiên tiến: Nền tảng vững chắc cho kinh tế tập thể giai đoạn 2025-2030

Ngày 23/5/2025, Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến xuất sắc trong hệ thống Liên minh HTX tỉnh lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025.

Diễn đàn ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm HTX

Sáng 23/5, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Diễn đàn ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm HTX.

HTX 'thực chiến' AI, ChatGPT để nâng tầm quản trị và phát triển sản xuất kinh doanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ như ChatGPT đang thay đổi cách chúng ta làm việc và tương tác. Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trong các hợp tác xã (HTX) khi họ bắt đầu khám phá và ứng dụng những công nghệ tiên tiến này vào sản xuất, kinh doanh và quản trị. Đây không chỉ là một xu hướng mà là một bước đi chiến lược để khu vực kinh tế tập thể vượt qua thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số.

Liên minh HTX Thanh Hóa biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn 2020-2025

Ngày 23/5, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong hệ thống Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025.

Cây 'nữ hoàng' giúp vùng khó Lai Châu thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Cây mắc ca - cây 'nữ hoàng' đang từng bước thay đổi diện mạo nông nghiệp Lai Châu, từ một cây trồng mới mẻ đến sản phẩm chiến lược mang lại sinh kế bền vững. Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự chủ động của người dân và vai trò dẫn dắt từ các HTX, Lai Châu hoàn toàn có thể hiện thực hóa giấc mơ trở thành 'thủ phủ mắc ca', góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, xanh và bền vững.

Những 'cây vàng' giữa đại ngàn tạo kỳ tích thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

Giữa những ngọn đồi xanh ngát của cao nguyên Lâm Đồng, những cánh đồng cà phê, mắc ca, dâu tằm, atiso, chuối Laba… không chỉ là 'lá phổi xanh' của vùng đất đỏ bazan mà còn là 'cây vàng' xóa đói giảm nghèo cho hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Khoa học công nghệ thổi 'làn gió mới' vào vườn cây ăn trái tiền tỷ ở Vĩnh Long

Ứng dụng khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ vào sản xuất cây ăn trái không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn mở ra hướng đi bền vững cho hàng nghìn nông hộ ở Vĩnh Long.

Những cây trồng bạc triệu xóa nghèo ở Na Hang

Trên những triền núi uốn lượn của huyện Na Hang (Tuyên Quang), nơi mà trước kia chỉ có nương ngô, nương sắn lưa thưa giữa rừng đại ngàn, giờ đây đang dần thay da đổi thịt với màu xanh của những cây chè, cây cam, cây lạc, gừng, nghệ…

Trồng chanh, rau thu tiền tỷ, nông dân Bến Lức tự tin làm nông nghiệp công nghệ cao

Trên những cánh đồng phẳng lặng ở vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức (tỉnh Long An) đang chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Mùa trái ngọt trên đất dốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La

Trên những triền núi dốc của cao nguyên Nà Sản, huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La), từng tấc đất khô cằn, gian khó nay đã được thay thế bởi những vườn trái cây trĩu quả, đem lại thu nhập tiền tỷ cho người dân, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chuyển mình từ đất dốc: Hành trình đổi thay ở Hoàng Su Phì

Giữa trùng điệp núi non Tây Bắc, nơi đất dốc nối dài qua những ruộng bậc thang bát ngát, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) từng được biết đến là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Nhưng những năm gần đây, một 'làn gió mới' đang làm thay đổi diện mạo nơi đây.

Hiện đại hóa nông nghiệp từ đồng ruộng Long Phú

Trên những cánh đồng trải dài màu mỡ ven sông Hậu thuộc huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) đang chứng kiến một cuộc 'lột xác' mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Những thửa ruộng canh tác truyền thống dần thay đổi diện mạo nhờ khoa học công nghệ.

Ba Bể: Tiềm năng du lịch cộng đồng to lớn và cơ hội giảm nghèo

Huyện Ba Bể có vẻ đẹp hoang sơ cùng với sự đa dạng văn hóa của các dân tộc Tày, Dao, Mông tạo nên tiềm năng du lịch vô cùng lớn, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), nơi du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống chân thực, hòa mình vào thiên nhiên và văn hóa địa phương. Nắm bắt và tận dụng được tiềm năng này đang đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

Trợ lực để hợp tác xã phát triển bền vững

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã chủ động đổi mới, hợp tác phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Giữ hồn nghề truyền thống, mở lối thoát nghèo ở Bắc Ninh

Bắc Ninh – mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, không chỉ là quê hương của dân ca quan họ mà còn là nơi lưu giữ và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, vang danh cả nước. Giữa nhịp sống hiện đại, các HTX đã và đang trở thành 'trụ cột' trong việc gìn giữ bản sắc nghề, đồng thời mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

Tư duy đổi mới ở các HTX nông nghiệp giúp nông dân Cao Bằng ngày một khấm khá

Cao Bằng, một tỉnh miền núi với hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đã và đang nỗ lực không ngừng trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Trong hành trình đầy thách thức này, kinh tế tập thể, đặc biệt là mô hình HTX đang có vai trò quan trọng đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Khi nông sản Bù Gia Mập 'lên sàn' thương mại điện tử

Bình Phước – mảnh đất đỏ bazan nơi cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ – đang chứng kiến sự chuyển mình của huyện Bù Gia Mập. Từ một huyện vùng sâu, vùng xa, Bù Gia Mập đang vươn lên mạnh mẽ nhờ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Chuyển đổi cây trồng, phát triển HTX: Chìa khóa thoát nghèo bền vững ở Yên Khánh

Những năm gần đây, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đã trở thành điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, góp phần giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông dân Châu Đức bứt phá từ tư duy mới, chinh phục thị trường bằng nông sản công nghệ cao

Giữa vùng đất đỏ bazan trù phú của huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), nhiều HTX đang từng bước chuyển mình, ứng dụng khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ để tạo nên giá trị khác biệt.

Đánh thức các mô hình 'đuổi nghèo', thu hàng trăm triệu ở Bắc Mê

Giữa núi rừng hùng vĩ nơi cực Bắc của Tổ quốc, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) từng là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Nhưng những năm gần đây, vùng đất khó này đang chứng kiến một bước chuyển mình mạnh mẽ.

Đưa khoa học vào ruộng đồng, HTX cùng nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đam Rông thắng lớn

Từng là địa bàn khó khăn với hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, việc ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp ở Đam Rông (Lâm Đồng) là một hành trình đầy thử thách.

Con đường 'số hóa' để thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tương Dương

Xã Yên Hòa, huyện Tương Dương - địa phương vùng cao với hơn 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Khơ Mú và Mông, từng là 'rốn nghèo' của tỉnh Nghệ An, nay từng bước thay da đổi thịt.