Ngày 24/4, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có công văn gửi Thường trực HĐND tỉnh báo cáo về việc thống nhất phương án bổ sung danh mục dự án và mức vốn ngân sách tỉnh bố trí cho dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14D qua địa phương.
X House là ngôi nhà được xây dựng ở vùng nông thôn huyện Tam Nông, Phú Thọ. Ngôi nhà được thiết kế dựa trên ý tưởng sử dụng vật liệu gỗ xoan truyền thống làm chủ đạo tạo nên nét mộc mạc cho ngôi nhà.
Hà Nội sẽ lắp cầu dàn Bailey dự phòng xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ… với kinh phí dự kiến gần 15 tỷ đồng.
Mỗi ngày, các công nhân vẫn cần mẫn chăm sóc cầu Long Biên, Hà Nội để đảm bảo cho người tham gia giao thông và mỗi chuyến tàu đi qua được an toàn.
Dự án (DA) thành phần 2-cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu (thuộc DA Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3) có tổng chiều dài xây dựng 2,817km; trong đó chiều dài cầu Nhật Lệ 3 là 561,4m, hạng mục đường dẫn lên cầu có chiều dài 2,2km. Dự kiến, DA sẽ về đích trong năm 2025 nếu tháo gỡ xong những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).
Lễ khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dài 720m, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn kiến trúc, thúc đẩy du lịch, giao thương TP.Hồ Chí Minh.
Sáng 29-3, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dài 720m với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
UBND thành phố Huế đã tổ chức thông xe kỹ thuật công trình đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương. Dự án được khởi công ngày 23/12/2022, sau 814 ngày thi công, đến ngày 26/3/2025, công trình đã được thông xe kỹ thuật, vượt tiến độ gần 9 tháng.
Cầu Quảng Đà vượt sông Yên nối Đà Nẵng và Quảng Nam đang bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chính thức thông xe kỹ thuật.
Cầu Nguyễn Hoàng thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác đã trở thành cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hương, cùng với các cầu Trường Tiền, Phú Xuân, Dã Viên, Bạch Hổ, Tuần, Chợ Dinh và Thảo Long, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông hiện đại của thành phố (TP) Huế.
Những chiếc trụ đèn trang trí giống với 'lọng che vua' trên cây cầu bắc qua sông Hương sau khi được lắp đặt thu hút sự quan tâm của nhiều người dân TP Huế.
Ngày 16/3, Cảnh sát Thái Lan cho biết, ít nhất 6 người đã thiệt mạng và khoảng 27 người khác bị thương khi một dầm bê tông thuộc công trình cầu cạn gần đường Rama 2, quận Chom Thong, Bangkok, bị sập sáng sớm 15/3. Cảnh sát đã phải huy động cả chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn.
Nhiều công ty Mỹ đang dùng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) vào bảo trì, giám sát tình trạng của những công trình hạ tầng quan trọng như cầu cống, đường sá… Việc này vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn tính mạng công nhân.
Lãnh đạo TP Hà Nội giao các sở ngành liên quan phối hợp với Công ty cổ phần tập đoàn Mặt trời (Sun Group) để cải tạo sông Tô Lịch.
Dự án cầu Nhật Lệ 3 và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án hứa hẹn sẽ tạo thêm điểm nhấn quan trọng cho thành phố du lịch Đồng Hới và hoàn thiện bức tranh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
Thời gian qua, huyện Châu Phú tập trung xây dựng, nâng cấp hệ thống cầu, đường giao thông nông thôn ngày càng đồng bộ, nhằm phục vụ dân sinh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) địa phương.
Những công nhân tuần đường ray tàu hỏa có nhiệm vụ đi bộ dọc tuyến đường sắt (hơn 10km) để kiểm tra từng đinh ốc, từng đoạn ray, từng thanh tà vẹt; phát hiện, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, chướng ngại vật nguy hiểm.
Sau hơn 2 năm triển khai thi công, dự án cầu vượt bắc qua sông Hương, Tp.Huế và đường Nguyễn Hoàng mở rộng với tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng đã cơ bản hoàn thiện.
Dự án cầu Nhật Lệ 3 là cây cầu thứ 3 vượt sông Nhật Lệ. Sau 2 năm thi công, hình hài cây cầu nghìn tỷ đã lộ diện, hứa hẹn tạo điểm nhấn cho thành phố du lịch ở Quảng Bình và phát triển hạ tầng giao thông địa phương.
Hiện thực hóa hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt hiện đại sẽ mang lại cơ hội lớn cho nền kinh tế tăng tốc, bao gồm nhóm doanh nghiệp xây lắp hạ tầng giao thông.
Vụ tai nạn sập công trình đã khiến dư luận bàng hoàng.
Ngày 25-2, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai mươi mốt, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên qua sông Hồng, giai đoạn 2025 - 2027.
3 dự án cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi với tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng...
HĐND thành phố Hà Nội đã thống nhất đầu tư xây dựng ba cầu lớn vượt sông Hồng là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi với tổng số vốn đầu tư gần 48 nghìn tỷ đồng.
Trong nhiều dự án giao thông được thành phố Hà Nội triển khai trong năm 2025, đáng chú ý có 3 dự án cầu bắc qua sông Hồng, là các cầu Tứ Liên, Thượng Cát và Trần Hưng Đạo, với tổng vốn đầu tư hơn 43.000 tỉ đồng.
Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trị giá hơn 8 tỷ USD, đánh dấu bước khởi đầu trong việc hiện thực hóa hệ thống hạ tầng giao thông đường sắt hiện đại, mở ra 'sân chơi mới' cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông Việt Nam.
UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình gửi HĐND TP Hà Nội Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo tại các quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng và Long Biên với tổng mức đầu tư hơn 15.900 tỷ đồng, thực hiện dự án trong giai đoạn 2025-2027
Cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,6 km với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng. Dự án được triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Long Biên trong giai đoạn 2025 - 2027.
là đề xuất của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về việc áp dụng công nghệ thi công cầu bản bê tông cường độ cao trên cọc PRC nhằm đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống đường cao tốc quốc gia.
Bên cạnh kiểm tra kết cấu, cầu Vĩnh Tuy 1 cũng được tiến hành thử tải, kết quả cho thấy không cần cắm biển hạn chế tải trọng hoặc thay đổi tổ chức giao thông trên cầu.
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có nhịp lớn, kết cấu dầm mảnh, cần tính kỹ về độ ổn định, khả năng chống chịu gió.
Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội kết quả kiểm định cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 và đề xuất sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh, Chính phủ đang đề xuất hình thức đầu tư công cho dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD).
Dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn (kết nối Công viên bến Bạch Đằng, Quận 1 với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm) có chiều dài 261 m, nhịp chính vòm treo dây văng dài khoảng 187 m, dầm thép.
Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách, vừa chiến lược, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn để dự án khởi công và hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2030.
Sau hơn 10 năm đưa vào khai thác, Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 đã có những hư hỏng và cần sớm sửa chữa, khắc phục để đảm bảo kết cấu và an toàn giao thông.
Bên cạnh Thaco và Hòa Phát, Bộ Giao thông Vận tải đã có cam kết với Tập đoàn Đèo Cả, Xuân Trường về việc tham gia đầu tư hạ tầng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo Ủy ban Kinh tế, việc quy định 'Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện dự án xảy ra các hành vi, tác động tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí' chưa rõ phạm vi, mức độ, hình thức, quy trình được quyền áp dụng.
Với tổng mức đầu tư 203.231 tỷ đồng, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài tuyến chính 390,9 km, khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa có tổng mức đầu tư 8,369 tỷ USD được đề xuất sử dụng vốn đầu tư công.
Tỉnh Quý Châu ở phía Tây Nam Trung Quốc là nơi có địa hình đồi núi hiểm trở. Để xây cây cầu đòi hỏi tổng mức đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, nhưng Quý Châu vẫn quyết đổ tiền vào hạ tầng giao thông, trở thành 'bảo tàng cầu đường' của thế giới.
Từ 13 giờ ngày 25/1, trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua cầu sông Gianh (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) đã xảy ra tình trạng ùn tắc hơn 2km, hướng di chuyển từ Nam ra Bắc.
Lượng phương tiện di chuyển từ Nam ra Bắc lớn làm Quốc lộ 1A đoạn qua cầu Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ùn tắc hơn 2km.