Theo nhà văn Ben Groundwater, du khách sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời ở Việt Nam, phần lớn nhờ những người Việt Nam hòa đồng, cởi mở, hào phóng, vui vẻ và luôn chất chứa niềm tự hào về đất nước của mình.
Ngày 07/5, TAND thành phố Huế tuyên án vụ án 'Tham ô tài sản' đối với hai bị cáo Lâm Thục Trinh (SN 1992), trú tại phường Tây Lộc, quận Phú Xuấn, TP Huế và Hoàng Thị Diệu (SN 1992), cùng trú tại phường Xuân Phú, quận Thuận Hóa, TP Huế.
Ngày 6-5, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sự cố kỹ thuật xảy ra trong hoạt động bắn hỏa pháo tại Kỳ Đài Huế tối 3-5 đã ảnh hưởng đến sự an toàn của một số người dân và du khách đứng xem tại khu vực Phu Văn Lâu.
Liên quan đến sự cố hỏa pháo tại Kỳ Đài Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chân thành gửi lời xin lỗi, mong muốn nhận được sự thông cảm sâu sắc từ người dân và du khách.
Hơn 1.000 tác phẩm cây kiểng, phong lan và đá cảnh mỹ thuật độc đáo được giới thiệu tại Đại Nội Huế đã trở thành hoạt động trưng bày, triển lãm đáng chú ý thuộc chuỗi các sự kiện nổi bật của Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
Sáng 26-4, triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế, nghệ thuật thưởng trà, ẩm thực năm 2025 đã khai mạc tại Đại Nội Huế, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và người dân địa phương.
Cùng xem lại những hình ảnh mộc mạc, thân thương về Cố đô Huế năm 1970, được ghi lại qua ống kính một người Mỹ.
Kết quả khai quật đã cung cấp thêm nhiều cơ sở dữ liệu để xác định quy mô, kết cấu nguyên gốc nền móng kiến trúc Đại Cung Môn, góp phần quan trọng cho việc xây dựng phương án phục hồi di tích.
Ngày 23-4, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố kết quả khai quật khảo cổ tại Đại Cung Môn – di tích quan trọng nằm trong khu vực Tử Cấm Thành, nơi vua và các phi tần triều Nguyễn từng sống và làm việc.
Sau hơn 1 tháng khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn, hôm nay (23/4), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố những phát hiện quan trọng, làm rõ quy mô và kết cấu nguyên gốc của công trình.
Sáng 19-4, tại quảng trường Ngọ Môn - Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt 'Huế- Tiên phong phát triển Du lịch di sản xanh và Thành phố xe đạp', do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) và đại diện thương hiệu GCOO tại Việt Nam – VietPM phối hợp tổ chức.
Mỗi độ tháng 4, khi trời đất chuyển mình sang hạ, giữa vẻ trầm mặc của Hoàng thành Huế, những chùm 'vương giả chi hoa' rực rỡ bất ngờ bung nở, đánh thức cả một vùng ký ức cung đình xưa.
Đại Nội, trái tim của cố đô Huế, như một bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng thời gian trôi chảy. Những kiến trúc cổ kính triều Nguyễn, hòa quyện với màu xanh của cỏ cây và dòng sông Hương thơ mộng.
Vẻ đẹp tuyến đường diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành tại TP.HCM; Trạm bơm tiêu lớn nhất Thủ đô sắp hết cảnh 'đói' nước; Ngắm 'vương giả chi hoa' nở rộ trong Hoàng thành Huế... là những thông tin đời sống xã hội đáng chú ý có trong bản tin.
Hoàng thành Huế – trái tim của Quần thể Di tích Cố đô, nơi từng chứng kiến bao thăng trầm lịch sử dưới triều đại nhà Nguyễn – giờ đây càng trở nên thơ mộng và quyến rũ hơn bao giờ hết khi vào mùa hoa ngô đồng nở rộ. Những tán hoa rực rỡ khoe sắc giữa nền kiến trúc cổ kính tạo nên khung cảnh như bước ra từ tranh vẽ.
Lần đầu tại Việt Nam, hơn 20 tác phẩm gốc của vua Hàm Nghi quy tụ từ các bộ sưu tập tư nhân được trưng bày trong không gian triển lãm tại điện Kiến Trung - một cung điện đặc biệt thuộc di tích Hoàng thành Huế.
Chiều 22-3, tại Quảng trường Ngọ Môn, thành phố Huế, diễn ra những màn trình diễn võ thuật cổ truyền đặc sắc trong khuôn khổ Lễ hội Tinh hoa Võ Việt 2025.
Poster Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạt động diễn ra xuyên suốt trong cả năm, hiện đại và truyền thống theo slogan 'Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Những nét phấn tưởng chừng đơn giản lại 'biến hóa' thành những hình ảnh sống động giúp học trò không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn say mê từng bài giảng.
Nơi đây là một trong những địa điểm đóng đô từ ngàn xưa. Tuy không nổi tiếng như những Hà Nội, Huế hay Sài Gòn nhưng cố đô này được nhiều người tin rằng xuất hiện đầu tiên.
Mặc dù được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất từ gần 12 năm trước, nhưng mới đây, khuôn viên di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn mới chính thức được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý, sau khi trụ sở Bảo tàng Lịch sử TP Huế dời đến địa điểm mới.
Ngày 3-2, tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tại Đại Nội Huế diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn du khách.
TS Phan Thanh Hải cho rằng, cần phải giữ Tết cổ truyền, bởi nó là kết tinh của văn hóa truyền thống. Và càng hội nhập, lại càng cần phải giữ gìn văn hóa truyền thống.
Tại khu vực Hoàng cung, Đại Nội Huế, du khách được tham gia vào các chương trình nghệ thuật tại điện Thái Hòa, trải nghiệm các trò chơi cung đình như Xăm hường, Bài vụ, Thả thơ, Đầu hồ, xin chữ đầu Xuân… những hoạt động mang đậm dấu ấn văn hóa triều Nguyễn.
Ngày mùng 1 tết Nguyên đán Ất Tỵ, các điểm tham quan trong khu vực Di sản Huế mở cửa miễn phí, chào đón hàng nghìn du khách đến tham quan và trải nghiệm không khí Tết cổ truyền.
Trong các cung điện thuộc khu vực Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là ngôi điện lớn nhất, đẹp nhất, chiếm vị trí trang trọng nhất.
Ngày 22-1 (tức ngày 23 tháng Chạp), Lễ Thướng Tiêu (dựng cây nêu) đã được phục dựng tại Hoàng thành Huế, đánh dấu thời khắc khởi đầu cho Tết Nguyên đán theo nét xưa.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách đến tham quan Hoàng thành Huế, muốn diện áo Nhật Bình, hãy đến Tả Vu điện Kiến Trung để được các chuyên gia giúp chọn lựa và hướng dẫn mặc cổ phục sao chuẩn dáng cung đình.
Trong hơn 25 năm cộng tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Giáo sư (GS) Satoh Shigeru - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch đô thị Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Trường đại học Waseda Nhật Bản - đã có nhiều phát hiện thú vị về cảnh quan sơn thủy của Huế. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn GS. Satoh Shigeru xung quanh những phát hiện thú vị này.
Chuông Ngọ Môn, ngai hoàng đế Duy Tân, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và tượng rồng thời Thiệu Trị ở thành phố Huế là 4 hiện vật triều Nguyễn vừa được công nhận bảo vật quốc gia.
Việc công nhận các hiện vật này là Bảo vật quốc gia góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, đồng thời thu hút sự quan tâm của công chúng và du khách dành cho Cố đô Huế.
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Lâu nay các địa phương thường quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) chứ chưa chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế 'từ di sản thành tài sản'. Tuy nhiên, hành trình 'biến di sản thành tài sản' là không dễ dàng, thậm chí gây ra tác dụng ngược nếu như thương mại hóa quá mức…
Dàn nghệ sĩ như NSND Ngọc Huyền, NSND Lan Hương, NSƯT Nguyệt Hằng... quy tụ trong sự kiện giới thiệu bộ sưu tập áo dài của NTK Ngọc Lan, diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Thời điểm Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương vào đầu năm 2025 cũng là lúc cần tăng tốc khai thác tiềm năng phát triển kinh tế xanh và kinh tế số trong việc phát huy giá trị di sản tại Quần thể di tích cố đô Huế.
Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản làm nền tảng.
Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn, sau 3 năm trùng tu, ngày 23/11/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã công bố hoàn thành dự án 'Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa' đưa vào phục vụ khách tham quan, du lịch sớm hơn dự kiến 9 tháng.
Kiến trúc và văn hóa của triều đại nhà Nguyễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế dần dần 'sống dậy' sau thời gian trùng tu, ở đó đã giữ lại không ít kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo và thiên nhiên. Những công trình nguy nga, tráng lệ đang từ từ được trùng tu, nâng bước cho địa phương hướng tới sự phát triển mới.
Huế, với vẻ đẹp cổ kính và sự bình yên, luôn có sức hút đặc biệt với du khách. Câu chuyện của Thái Thanh sẽ đưa bạn khám phá những góc khuất và vẻ đẹp riêng của cố đô, qua đó giúp bạn hiểu hơn về một Huế đầy quyến rũ.
Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau một thời gian được bảo tồn và trùng tu công phu, điện Thái Hòa đã mở cửa đón khách tham quan trở lại.
Tiền đạo Hồ Tuấn Tài hé lộ một số hình ảnh đầu tiên trong album ảnh cưới của anh và bạn gái xinh đẹp Phương Uyên được chụp tại Huế.
Sau 3 năm triển khai, dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa đã hoàn thành, bắt đầu mở cửa đón du khách tham quan, khám phá vẻ nguy nga, tráng lệ, vàng son lộng lẫy tinh xảo của công trình đặc biệt trong Hoàng cung Huế - nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn.
Thừa Thiên-Huế vừa mở cửa tham quan Điện Thái Hòa ở Hoàng Thành Huế sau hơn 3 năm tiến hành trùng tu lớn, ngai vàng ở vị trí trung tâm được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2015.
Ngày 25-11, dù trời mưa nặng hạt, nước sông dâng cao, nhưng hàng nghìn du khách quốc tế vẫn đội mưa đến tham quan những di tích trong Hoàng cung Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), chứng tỏ sức hút của điểm du lịch này.
Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa đã về đích trước thời hạn 9 tháng và được đưa vào phục vụ du khách thập phương.
Chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho 'Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế' và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa.
Ứng dụng công nghệ số đang góp phần thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả.