Các doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam đang phải đối mặt với sự biến động của kinh tế toàn cầu từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí vận tải tăng đến những rào cản về thuế carbon và tiêu chuẩn Môi trường, Xã hội, Quản trị (ESG) của Liên minh châu Âu (EU).
Chính sách áp thuế đối ứng cao cùng hàng loạt biện pháp phòng vệ thương mại mới từ phía Hoa Kỳ đang tạo thêm sức ép đáng kể lên doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ngày càng được đẩy mạnh.
Thành phố Đà Nẵng đã và đang không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; lắng nghe, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản (trong đó có tôm) sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2025, đặc biệt là khi kinh tế toàn cầu phục hồi và các thị trường mới nổi như Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á mở rộng tiêu thụ.
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm giữ vững vị thế là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản khi đóng góp 542 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu tôm duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường và đẩy mạnh giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu.
Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 23% về giá trị so với năm 2023. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hóa không chính ngạch tuy thủ tục đơn giản, nhanh gọn, chi phí thấp, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro như dễ vi phạm luật pháp nước nhập khẩu hoặc tỷ lệ tranh chấp cao. Trong khi đó, xuất khẩu chính ngạch phức tạp và chi phí lớn, nhưng đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, vừa được Nhà nước hỗ trợ, vừa dễ tiếp cận thị trường. Với thị trường lớn, khó tính như EU, xuất khẩu chính ngạch là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp.
Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội phát triển ngành logistics nhờ hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi,... không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp. Đồng thời, các dịch vụ đi kèm đã và đang đáp ứng kịp thời yêu cầu đa dạng của thị trường cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian gần đây.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu của ta dù đang phục hồi tốt nhưng chưa bền vững, còn chịu nhiều tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cánh cửa rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Để tận dụng tối đa lợi thế này, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và không ngừng đổi mới để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.
Chi phí logistics quá cao đã khiến nông sản Việt Nam giảm sức cạnh tranh khi xuất khẩu ra thế giới. Hạ được chi phí này, nông sản Việt xuất khẩu sẽ nâng được giá trị, nâng được sức cạnh tranh.
Chi phí logistics vẫn ở mức cao không chỉ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa mà còn trở thành rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu khi thâm nhập thị trường mới.
Trong cơ cấu giá thành hàng Việt, chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa… chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trên thế giới, đưa nước ta trở thành điểm sáng trong nền kinh tế quốc tế. Song, khi 'sân chơi' càng lớn thì rủi ro đi kèm càng nhiều.
Sau hai năm Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, đến nay xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ CPTPP vẫn ở mức rất thấp (1,67%), thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) khác. Ðây là dấu hiệu cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ CPTPP còn hạn chế, cần có những giải pháp mới, mạnh mẽ hơn để khai thác hiệu quả Hiệp định này.