Ngày nay, Sa Pa không chỉ là một trong bảy Khu du lịch Quốc gia mà đã vươn tầm, được ghi danh trên bản đồ du lịch toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, tạo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Khèn là nhạc cụ ẩn chứa nét đặc sắc văn hóa của đồng bào Mông. Vì thế, dù trải qua tháng năm, đồng bào Mông không chỉ lưu truyền các làn điệu khèn mà còn có những nghệ nhân sở hữu kỹ thuật chế tác vô cùng khéo léo, như gìn giữ hồn dân tộc mình.
Hiếm khi nào vấn đề văn hóa quốc gia lại trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi như hiện nay, đặc biệt sau phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Văn hóa còn thì dân tộc còn'. Thực tế cho thấy, so với sự thay đổi mạnh mẽ của đất nước, văn hóa dường như phát triển chưa thực sự tương xứng với yêu cầu của thời đại. Cũng vì vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa thu hút sự quan tâm đặc biệt từ mọi tầng lớp nhân dân, nhất là giới trí thức và văn nghệ sĩ.
Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là 'ngọn lửa' thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Điệu khèn, tiếng sáo từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung. Bộ nhạc cụ độc đáo ấy, không chỉ gắn bó mật thiết với cuộc sống thường ngày, còn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh.
Âm thanh phát ra từ cây khèn là sợi dây tâm linh nối giữa người sống và người đã khuất; là lời tâm sự, nhắn nhủ lòng yêu thương của chàng trai với cô gái mình thầm thương, trộm nhớ... Có lẽ vì thế mà mỗi dịp tết đến, xuân về, trên khắp các bản người Mông lại vang lên âm thanh của tiếng khèn trong sự hân hoan đón chào một mùa xuân mới.
Cuối tháng 11 âm lịch, khi những những dân tộc anh em còn đang bận rộn với những công việc cuối năm thì nơi dẻo cao Tây Bắc, người Mông ở Sơn La đã rộn ràng đón Tết của riêng mình.
Tết truyền thống của người Mông ở Điện Biên (hay còn gọi là Tết Nào Pê Chầu) là nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, đất trời cho một năm mưa thuận gió hòa và cầu mong cuộc sống của đồng bào người Mông.
Người Mông là dân tộc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc dân gian của họ độc đáo và giàu bản sắc, khó lẫn với âm nhạc dân tộc khác. Nhóm nghệ thuật Hmong Culture do các bạn trẻ thành lập từ tình yêu với văn hóa Mông và họ đã kiên trì nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa tới cộng đồng.
Mỗi dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất xứ Thanh đều có nguồn gốc lịch sử, văn hóa, điều kiện và môi trường sống, với những đặc điểm khác nhau. Đó cũng chính là cơ sở để mỗi dân tộc có được những sắc thái riêng, hay nét bản sắc tộc người riêng có. Do vậy, những năm qua, Thanh Hóa đã dành một nguồn lực không nhỏ trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, trang phục, nghề truyền thống, giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Trong bài viết này tác giả xin đưa ra 3 dân tộc: Mông, Thổ và Dao.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy, tác giả truyện ngắn 'Tiếng đàn môi sau bờ rào đá' (được chuyển thể thành phim 'Chuyện của Pao') đã lên tiếng vì bị tác giả Duyên Phùng đạo văn. Nhà văn này cho rằng đây là hành động đáng phê phán, cần loại bỏ trong môi trường lao động sáng tạo.
Vào 20h Chủ nhật 24/11, tại trụ sở Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, 65 Nguyễn Du (Hà Nội), nhà văn Đỗ Bích Thúy có buổi ra mắt 2 cuốn sách mới in của chị với hình thức livestream để giao lưu với bạn đọc cả nước.
MV 'Anh có theo về cùng em Than Uyên' đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của ca sỹ Trần Thu Hường, thể hiện một màu sắc âm nhạc hoàn toàn mới của nữ ca sỹ.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, tổ chức tại các khu dân cư, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó toàn thể nhân dân.
Ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật sáng tạo từ nền tảng văn hóa truyền thống.
Huyện Sìn Hồ có 14 dân tộc cùng sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng, phong phú. Tuy nhiên, cùng với những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy, còn tồn tại hủ tục, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe của người dân.
Trong Công diễn 4 (tập 10) tối 7-9, các nghệ sĩ trong 'Anh trai vượt ngàn chông gai 2024' đã mang đến những tiết mục đặc biệt. Các ca khúc họ thể hiện kết hợp, tôn vinh nhiều loại hình nghệ thuật như: Nhã nhạc cung đình Huế, chèo, đờn ca tài tử...
Ngày 6-9, UBND huyện Yên Sơn, Trung tâm Văn hóa Truyền thông và Thể thao huyện tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Yên Sơn lần thứ nhất năm 2024.
Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
Bản Cát Cát (xã Hoàng Liên) là ngôi làng đẹp nhất của núi rừng Sa Pa đại ngàn và của Lào Cai, nằm yên bình ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có những nếp nhà đơn sơ, những con suối nhỏ róc rách đêm ngày, cùng với đồng bào Mông thân thiện, gần gũi. Tất cả tạo nên một nét văn hóa rất riêng cho vùng đất này.
Bản Cát Cát (xã Hoàng Liên) là ngôi làng đẹp nhất của núi rừng Sa Pa đại ngàn và của Lào Cai, nằm yên bình ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có những nếp nhà đơn sơ, những con suối nhỏ róc rách đêm ngày, cùng với đồng bào Mông thân thiện, gần gũi. Tất cả tạo nên một nét văn hóa rất riêng cho vùng đất này.
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng đồng bào dân tộc Mông ở Hàm Yên luôn giữ gìn và bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng. Bởi vậy, nghệ thuật âm nhạc các dân tộc cũng vô cùng phong phú, nhiều màu sắc, với những loại hình và hình thức diễn tấu khác nhau và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần mỗi cộng đồng dân cư, thể hiện tâm tư tình cảm của con người trong cuộc sống.
Để thành công trong bài văn nghị luận văn học, bên cạnh kỹ năng so sánh, liên tưởng thì người viết cần có tài phân tích.
Sáng nay, một người bạn thân mời tôi tham gia trang nhóm mới lập trên phây búc. Vốn là tuýp người cổ điển nên tôi thường không hào hứng tham gia các trang nhóm nếu như cảm thấy mình có thể không đóng góp nhiều cho các trang đó. Tuy nhiên khi thấy tên trang nhóm mới lập này là 'TIẾNG QUÊ', thì trong tôi dâng lên một cảm xúc khó tả và tôi liền ngồi gõ bàn phím để cho những cảm xúc đó được thoát ra.
Chu du khắp 100 quốc gia trên thế giới để học hỏi, tiếp nhận những tinh hoa âm nhạc quốc tế, nhạc sĩ Ngô Hồng Quang với trái tim đam mê âm nhạc dân tộc đã quay trở về quê hương để trả món nợ ân tình cho chiếc nôi âm nhạc đã nuôi dưỡng anh từ những ngày thơ bé. Để rồi mơ về một nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam sẽ hội nhập với thế giới cùng với bản sắc riêng, không lẫn.
Chương trình 'Trò chuyện cùng thời gian' với chủ đề 'Tình ca Tây Bắc', phát sóng lúc 21g Thứ sáu 10-5 trên HTV9.
Không chỉ được tận hưởng khí hậu, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, du khách đến với Lễ hội mùa hè 2024 tại Sa Pa (Lào Cai) còn được đắm chìm giữa sắc màu văn hóa đậm đà của các dân tộc nơi đây.
Nhiều năm miệt mài đóng góp quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra thế giới và đưa âm nhạc dân tộc đến với môi trường nghệ thuật hiện đại, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang tiếp tục 'bắt tay' cùng một số bạn trẻ thế hệ 'Gen Z' để mở rộng việc bảo tồn, nâng tầm giá trị âm nhạc truyền thống tới thế hệ kế tiếp.
Ngô Hồng Quang đánh dấu lần trở về Việt Nam sau nhiều chuyến quảng bá nhạc Việt khắp thế giới bằng một liveshow độc đáo mang tên 'Về Kinh Bắc' diễn ra vào 20 giờ tối 27/4 tại Rạp Hồng Hà, số 51 Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương trình 'Về Kinh Bắc' do nghệ sĩ Ngô Hồng Quang đạo diễn và sản xuất sẽ được biểu diễn bởi nhóm nhạc Thiên Thanh, gồm các bạn trẻ say mê âm nhạc truyền thống.
Chiều 14-4, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang đã có buổi gặp mặt thân mật cùng bạn bè, thân hữu, tại The Myst Đồng Khởi để ra mắt album Rạng Đông.
Tôi nhớ, nhạc sĩ jazz Nguyên Lê đã từng gọi Ngô Hồng Quang là 'người nghệ sĩ truyền thống của ngày nay' bởi hành trình sáng tạo và dấn thân của Ngô Hồng Quang đang tạo ra những sản phẩm âm nhạc thú vị, khác biệt từ chất liệu truyền thống. Với Quang, đó là những chuyến du ngoạn qua những miền âm nhạc để tạo ra những sản phẩm mang tính giá trị, thời đại và văn hóa.
Ngô Hồng Quang là một trong những nghệ sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam bởi những tìm tòi, lan tỏa âm nhạc dân tộc đến công chúng khắp thế giới.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, với các hoạt động văn hóa đa dạng và đặc sắc, Liên hoan văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao năm 2024 đã khép lại vào tối 24/3 với Lễ tổng kết và trao giải tại huyện Quan Hóa.
Cứ vào dịp đầu năm, lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được tổ chức với các hoạt động đặc sắc mang đậm nét văn hóa cổ truyền.
Khi tiếng khèn gọi bạn hòa cùng tiếng chày giã bánh rộn ràng, những tia nắng xua tan màn sương mù trắng lóa, nụ đào rừng e ấp, hoa mận trắng khoe sắc hương... cũng là lúc xuân sớm 'gõ cửa' những bản làng người Mông trên rẻo cao Sơn La.
Nhân dịp 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 -3/2/2024), Thiếu tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) đã ra mắt MV 'Bản làng em nhớ ơn Người'.
Những âm thanh mộc mạc từ nhạc cụ chế tác bằng tre, đất như đàn đó, trống chum, đàn niêu, trống lãng… hòa cùng tiếng kèn saxophone hiện đại, phóng khoáng mở ra cánh cửa xuyên không về những miền văn hóa đầy màu sắc dân gian, truyền thống.
Vào đầu tháng Chạp âm lịch hằng năm, khi những cánh hoa mận nở bung trắng xóa nương đồi, cũng là lúc bà con dân tộc Mông ở bản vùng cao Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu rộn ràng đón tết.
Khi hoa tớ dày (Pằng Tớ Dày) bung nở cũng là lúc các bản làng vùng cao Tây Bắc chuẩn bị bước vào mùa xuân. Ở nhiều nơi, hoa tớ dày còn được người dân coi là loài hoa báo hiệu mùa xuân.
Dân tộc Mông không chỉ nổi tiếng với những bộ trang phục độc đáo, rực rỡ khoe sắc như bông hoa tô điểm giữa núi rừng mà còn khác biệt với nhiều dân tộc về đa dạng các loại nhạc cụ truyền thống như: khèn, sáo, kèn lá và độc đáo hơn cả là chiếc kèn môi (tù ghê).