Xây dựng môi trường văn hóa gắn với gìn giữ bản sắc dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa quan tâm thực hiện, trọng tâm là đẩy mạnh phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' (TDĐKXDĐSVH).
Trò diễn Xuân Phả có từ đầu thế kỷ thứ 10, xuất phát từ cung đình, qua nhiều biến động đã được dân gian hóa, trở thành trò diễn trong sinh hoạt cộng đồng. Được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016, loại hình nghệ thuật đặc sắc này tiếp tục được những người dân làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gìn giữ và trao truyền như báu vật.
Với quyết định công nhận của UBND tỉnh Hải Dương, Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) trở thành khu du lịch cấp tỉnh đầu tiên của huyện Cẩm Giàng và khu du lịch cấp tỉnh thứ 6 của tỉnh Hải Dương.
Thực tiễn công cuộc gìn giữ, bảo vệ biên cương Tổ quốc cho thấy, yếu tố 'lòng dân' là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vì vậy, để gìn giữ biên cương, lãnh thổ, Bộ đội Biên phòng luôn coi 'mỗi người dân ở biên giới, vùng biển là một người lính biên thùy'.
Sáng 7/12, tại Khu du lịch cộng đồng bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) đã diễn ra Giải Đua thuyền truyền thống lần thứ VI năm 2024. Đây là lễ hội độc đáo của cộng đồng người Thái bên dòng sông Chu, được gìn giữ, bảo tồn, phát huy qua nhiều thế hệ.
Với niềm đam mê và tâm huyết, Nghệ nhân ưu tú Kray Sức đã có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, giữ gìn và quảng bá văn hóa đồng bào dân tộc Pa Cô ở miền Tây Quảng Trị.
Ngày 6/12, tại Hội trường UBND TPHCM, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TPHCM lần thứ IV, năm 2024 diễn ra phiên chính thức với chủ đề 'Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng và phát triển TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình'.
Hơn 300 năm với nghề chạm khắc gỗ thủ công, người dân tại làng nghề Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn cần mẫn tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tiếng đục đẽo ở các xưởng đã trở thành âm thanh quen thuộc trong nhịp sống của người dân nơi đây. Trải qua nhiều thế kỷ, nhiều người dân vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống cũng như tìm hướng đi mới để làng nghề không bị mai một trong dòng chảy cuộc sống hiện đại.
Sáng 6-12, Bảo tàng Đồng Nai tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay.
CLB Văn hóa Văn nghệ dân tộc Cao Lan (xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên) - nơi sẽ là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giữa những giá trị truyền thống và nhịp sống hiện đại. CLB không chỉ là nơi gìn giữ và thực hành văn hóa mà còn là địa chỉ để bà con giao lưu, kết nối, thúc đẩy hoạt động du lịch đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Các di sản văn hóa khi được quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị đúng cách, đúng hướng sẽ góp phần hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là với ngành du lịch địa phương. Đó chính là khẳng định của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Lào Cai.
Là một di sản văn hóa vô cùng đặc biệt, ca trù đã và đang được gìn giữ, truyền dạy và lan tỏa nét đẹp nhờ sự say mê, tình yêu nghệ thuật dân gian của nhiều nghệ nhân, ca nương, kép đàn.
Bên dòng kênh Thầy Cai, làng nghề gạch gốm Mang Thít của tỉnh Vĩnh Long trải qua trăm năm tuổi, một thời hưng thịnh với hàng nghìn lò gạch hoạt động. Nay tuy không còn rộn ràng như xưa, nhưng những thế hệ nối tiếp vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống, láng giềng gắn bó cùng nhau phát triển, với hy vọng hồi sinh một làng nghề cổ xưa trở thành Di sản gạch gốm đương đại.
Rừng ngập mặn ở tỉnh Thái Bình được ví như lá phổi xanh, là nơi hình thành và gìn giữ hệ sinh thái với nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng. Khu vực này ghi nhận có trên 1.000 loài động vật sống trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều và vùng nước cửa sông ven bờ. Đây cũng là nơi tập trung chim nước di cư từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau với số lượng hàng vạn cá thể. Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vẫn giữ nguyên diện tích 12.500ha và nằm trong mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái của nước ta.
Ông Phùng Ngọc Hòa, thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn (Chợ Mới), được bà con trìu mến gọi là 'Hai nỏ' bởi niềm đam mê và tâm huyết gìn giữ nghề làm nỏ truyền thống, vừa tạo thu nhập ổn định, vừa bảo tồn môn thể thao cổ truyền dân tộc.
Là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, với lối kiến trúc nghệ thuật là chạm khắc gỗ và đá, cụm di tích đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn đã và đang được tỉnh Ninh Bình gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị, trở thành điểm du lịch tâm linh, và được nơi du khách và nhân dân được chiêm ngưỡng những dấu tích của Cố đô Hoa Lư xưa.
Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.
Hội An là một trong những ví dụ tiêu biểu về gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Cúng thần rừng là một tập quán xã hội và tín ngưỡng đẹp của dân tộc Pu Péo, mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, góp phần tạo nên mối quan hệ gắn kết trong cộng đồng, làng bản, nâng cao ý thức gìn giữ, bảo vệ tài nguyên rừng.
Hàng trăm năm qua, người dân làng Bàu Trúc vẫn gìn giữ nghề làm gốm truyền thống với bí quyết nặn thủ công bằng tay, đi giật lùi độc đáo.
Sáng 4/12, tại xã Đại Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức ngày hội phiên chợ vùng cao năm 2024 với chủ đề: 'Bình đẳng giới và thúc đẩy vai trò của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số'.
Quốc hội phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ với lĩnh vực văn hóa mà còn đối với sự phát triển toàn diện của đất nước.
Chiều 3-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương, thời gian qua, các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) triển khai nhiều giải pháp thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng kết hợp nhà lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi phù hợp với phong tục, tập quán của người Vân Kiều, Pa Kô. Vì thế đã tạo được không gian thư giãn, gần gũi với thiên nhiên; gìn giữ, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cây đàn Tính (còn gọi là Tính tẩu) là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái nói chung. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Cây đàn Tính trong âm nhạc của người Tày giữ vị trí và vai trò quan trọng. Cùng với hát Then, tiếng đàn Tính đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là niềm tự hào của cộng đồng người Tày, Nùng, Thái.
Những năm qua, thực hiện Dự án 6 về 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch' thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đồng bào dân tộc Mường, huyện Tân Sơn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa ngôi nhà sàn truyền thống - nó là minh chứng rõ nhất về cuộc sống và phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng người Mường nơi đây.
Ngày 2/12, khóa tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã khai mạc với sự tham gia của 40 học viên kiều bào từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Y học cổ truyền nước ta đã có từ hàng nghìn năm, nhưng chưa có sự phát triển xứng tầm. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ hóa sinh, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng công nghệ sẽ giúp cho nền y học cổ được gìn giữ và lưu truyền.
Việc được công nhận là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở ra nhiều hướng đi mới để gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghề rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP Huế).
Ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Với dân số chưa đến 1.000 người, nhưng cộng đồng người Hà Nhì đen ở xã Dào San (huyện Phong Thổ, Lai Châu), vẫn gìn giữ và phát huy trang phục truyền thống của dân tộc mình độc đáo và hiệu quả.
Sáng 1/12, trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 đã diễn ra Tọa đàm 'Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể 'Phở Hà Nội', thu hút đông đảo sự tham dự của các chuyên gia, nghệ nhân và người làm ẩm thực cùng thảo luận về việc gìn giữ và phát triển món ăn đặc trưng này của Thủ đô.
Ngày 01/12/2024, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tuyến tàu điện ngầm tạị thành phố lớn thứ hai của Hy Lạp đã chính thức khai trương. Thiết kế của ga tàu điện ngầm này đã được thay đổi đặc biệt để gìn giữ và tôn vinh những cổ vật hàng nghìn năm tuổi.
Hội bắt cá đồng làng Phú Hậu, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc là nét chấm phá độc đáo giữa vùng đất giàu truyền thống. Không chỉ tái hiện đời sống dân dã mà lễ hội này còn thể hiện tinh thần đoàn kết, bảo vệ môi trường và gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của một vùng quê ven sông Lô.
Đã từ nhiều đời nay, các thế hệ người dân ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫn cùng nhau gìn giữ, bảo tồn trao truyền một trò diễn dân gian. Tương truyền, trò diễn này có từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân rồi lên ngôi Hoàng đế. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được Bộ VHTT&DL ra quyết định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di sản này đã không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
Tỉnh Lai Châu có 15 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú và 1 nghệ nhân được phong tặng nghệ nhân nhân dân. Các nghệ nhân này đã góp phần gìn giữ, quảng bá và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dạy, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc cho các thế hệ sau trước sự mai một trong đời sống hiện tại.
Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước, trong đó có những làng nghề trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, các làng nghề hiện đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Những năm qua, Hội LHPN xã Bản Bo thường xuyên tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, gắn với phát triển du lịch, tạo nên những giá trị thương hiệu độc đáo ở địa phương.
Hiệp hội UNESCO thành phố Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (12/1994 - 12/2024). Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường, lãnh đạo Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội và đại diện đại sứ quán các nước, hội hữu nghị các nước tại Hà Nội tham dự.
Người Dao đầu bằng ở thôn Khèo Thầu, xã Hồ Thầu (Tam Đường, Lai Châu) đều gọi ông Phàn Vần Chang là người gìn giữ con chữ ở vùng người dân tộc Dao đầu bằng, lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc.
Tại công viên Thống Nhất đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn, phát huy, gìn giữ làng nghề truyền thống năm 2024. Diễn giả, khách mời và người dân cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề ẩm thực truyền thống.
Xã Cốc San nằm ở phía Tây Nam của thành phố Lào Cai với diện tích 19,06 km2, dân số hơn 5000 người. Trước đây, Cốc San là xã nông thôn vùng ven của huyện Bát Xát, từ năm 2020, toàn bộ xã Cốc San được sáp nhập về thành phố Lào Cai.
Tôi tự hỏi đã có ai viết về niềm đam mê với nghề làm nước mắm hay như Trần Vũ mô tả trong truyện ngắn Trưa nắng Hàm Ninh chưa. Nhắc thế để nói rằng, tại làng chài Nam Ô của Ðà Nẵng, tôi đã gặp một người trẻ cũng đau đáu với việc gìn giữ nghề làm mắm truyền thống của gia đình anh và của làng như những nhân vật Hổi, Minh, Dĩnh trong truyện ngắn này.