Trước thực trạng bụi mịn vượt ngưỡng an toàn, chất lượng không khí suy giảm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để triển khai nhiều nhiệm vụ then chốt. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang kêu gọi huy động các nguồn lực, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn… để kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đang nghiên cứu phương án thành lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông, nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu thì thấy còn quá nhiều vướng mắc.
Ngày 20.2, Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ (CaREA) tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (2.2.2010 - 2.2.2025). Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch CaREA Dương Quốc Thủy cho rằng, sau 15 năm thành lập, hiệp hội đã có bước tiến lớn về tổ chức, nhân lực, những hoạt động thiết thực hỗ trợ cho hội viên và thị trường bất động sản (BĐS) Cần Thơ.
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, tác động sâu rộng đến đời sống xã hội và thị trường bất động sản. Đấu giá đấu, loạn giá - ngáo giá, nhà ở xã hội là những cụm từ khóa được quan tâm nhất trong năm 2024.
Theo Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng soạn thảo và đang xin ý kiến các bộ, ngành; Bộ này đề xuất gói vay ưu đãi quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 năm, từ nguồn vốn phát hành t rái phiếu Chính phủ.
Trước thềm Đại hội XIV của Đảng, chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị, 'bệnh lãnh đạo' vẫn tồn tại như một căn bệnh mãn tính, không chỉ làm giảm sút hiệu quả công việc mà còn ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, gây ra bức xúc trong dư luận về sự chậm trễ, kém hiệu quả.
Theo đề án về xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phát triển 130.000 căn. Nhưng Bộ Xây dựng cho biết dù nỗ lực, các tỉnh, thành phố cũng chỉ hoàn thành được 21.000 căn, tương ứng hơn 16% kế hoạch.
Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội vẫn chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án đã hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
Trong chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám, việc Quốc hội xem xét kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề 'việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023' không chỉ thu hút sự quan tâm của đại biểu mà còn là diễn đàn được nhiều cử tri mong đợi. Từ kết quả giám sát, cử tri mong muốn sẽ có giải pháp giải quyết dứt điểm vấn đề quản lý thị trường bất động sản để vận hành đúng hướng và phát triển nhà ở xã hội đúng nghĩa là nhà ở vì mục đích nhân văn vốn có.
Những năm gần đây, khi bất động sản 'sốt' giá, nhiều bộ, ngành đã đề xuất biện pháp kiểm soát thị trường, trong đó có chống đầu cơ và điều tiết giá bằng cách đánh thuế bất động sản chưa sử dụng, bị bỏ hoang.
Giới chuyên gia đồng thuận rằng thị trường bất động sản đang dần chuyển mình sang giai đoạn 'tấn công' từ phía cung với nhiều điểm sáng đáng chú ý. Cơ hội trên thị trường vẫn mở ra cho những ai đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng nắm bắt thời cơ.(KTSG Online) - Giới chuyên gia đồng thuận rằng thị trường bất động sản đang dần chuyển mình sang giai đoạn 'tấn công' từ phía cung với nhiều điểm sáng đáng chú ý. Cơ hội trên thị trường vẫn mở ra cho những ai đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng nắm bắt thời cơ.
Quốc hội vừa dành phần lớn thời gian để thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 vào ngày 28/10.
Hà Nội là một trong những địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhất cả nước. Những khó khăn vướng mắc mà các đại biểu Quốc hội chỉ ra cũng là những khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải trong quá trình phát triển nhà ở xã hội.
'Giá bán nhà ở xã hội vẫn còn khá cao so với thu nhập của người là đối tượng được tiếp cận nhà ở xã hội. Nên chăng các địa phương cần phát triển loại hình nhà ở xã hội cho thuê để người dân có thể tiếp cận được dễ dàng hơn'.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, tại TP Hà Nội và TP HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
Chưa bố trí được ngân sách, chính sách ưu đãi có nhưng khó khả thi trong thực tế, tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, thủ tục đầu tư xây dự án xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) còn phức tạp, kéo dài... khiến mục tiêu NOXH khó thực hiện.
Báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội cho rằng, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập; chưa có phương án xử lý, giải quyết hiệu quả các khu chung cư cũ không bảo đảm điều kiện sống cho người dân...
Thời gian gần đây, nguồn cung bất động sản trên địa bàn Thủ đô còn tương đối khan hiếm, sản phẩm bất động sản nhà ở mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước.
Được ví như trục 'xương sống' giao thông quốc gia, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ Quốc hội, Chính phủ và sự vào cuộc trách nhiệm của các Bộ, ngành, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN) để tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện Dự án. Tại Tọa đàm 'Vượt nắng, thắng mưa' đưa cao tốc Bắc - Nam về đích' do Báo Kiểm toán tổ chức, đại diện cơ quan quản lý, KTNN và nhà thầu đã có những chia sẻ thẳng thắn về tình hình triển khai Dự án, cũng như sự tham gia tích cực, trách nhiệm của KTNN.
Nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở, tạo chỗ ở ổn định cho nhân dân, tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp bài bản, đồng bộ, trong đó, đặc biệt ưu tiên quỹ đất cho việc thu hút các dự án đầu tư nhà ở xã hội.
Để đáp ứng chỉ tiêu được giao tại Đề án 'Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030' của Chính phủ và triển khai đầu tư nhà ở xã hội sau năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo lập, phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) với khoảng 1 triệu m2 sàn, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN), trong bối cảnh người dân và DN vẫn còn gặp khó, việc thu phí lưu thông tại các tuyến cao tốc đầu tư từ ngân sách cần đánh giá kỹ về tác động, trong đó cân nhắc thời gian và mức thu. Đặc biệt, việc thu phí cần minh bạch, công khai để dân giám sát, tránh thu phí để bù đắp ngân sách nhưng tiền lại chảy vào 'túi' đơn vị khác.
Lãnh đạo Bitexco đã kiến nghị được thực hiện dự án nhà ở xã hội tại dự án Khu nhà đô thị Nam đường Vành đai 3 (The Manor Central Park) để đảm bảo đồng bộ hạ tầng khu đô thị.
Tỉnh đề nghị có chính sách tăng mức biên lợi nhuận cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, mở rộng diện khách hàng được mua nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, người mua được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn…
Đây là ý kiến của Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND TPHCM, chiều 12-7.
Sáng nay (12/7), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban giữa Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 131/2024/QH15 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường'.
Lãnh đạo TP Cần Thơ mong đoàn giám sát nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản, phát triển nhà ở, góp phần đô thị hóa nhanh để phát triển TP, phát triển đất nước.
Các doanh nghiệp bất động sản tại Đồng Nai như Novaland, Nam Long, Kim Oanh, DIC Corp, IDICO... kiến nghị gỡ vướng dự án giao đất, bị lệch giữa quy hoạch chi tiết với quy hoạch phân khu và quy hoạch chung, thủ tục triển khai dự án nhà ở xã hội còn nhiều và phức tạp...
Chiều 13-6, Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội do ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Tổ trưởng đã giám sát chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội tại Đồng Nai.
Giai đoạn 2021 - 2025 Đồng Nai đặt mục tiêu xây dựng 10.000 căn nhà, nhưng do do thủ tục lựa chọn nhà đầu tư phức tạp và kéo dài nên nhiều dự án triển khai chậm.
Ngày 13-6, Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội do ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Tổ trưởng đã giám sát chuyên đề thực hiện chính sách pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Sáng 13-6, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo - Tổ trưởng Tổ công tác giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 đã có buổi giám sát tại Đồng Nai.
Tiến độ một số dự án quan trọng quốc gia còn chậm so với yêu cầu, một số dự án dự kiến tăng tổng mức đầu tư, dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 tới.
Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV xem xét gỡ khó cho các dự án bất động sản, trong đó có hàng chục dự án đến nay vẫn chưa xác định được giá đất.
Quảng Nam xác định việc cấp 16 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Dự án Khu du lịch sinh thái biển Hội An là không đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận sự nỗ lực của TP Hà Nội trong việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, góp phần đưa Hà Nội vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, ổn định đời sống Nhân dân sau đại dịch Covid-19.
Chiều 9/3, Đoàn Giám sát số 4 của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023'.
Ngày 5-3, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023, do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã có chuyển khảo sát thực tế tại Dự án Cảng hàng không quốc tế (Sân bay Long Thành) và dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Nguyễn Hải Dũng cho biết, căn cứ các Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, tình hình thực tiễn tại địa phương, ý kiến kiến nghị của cử tri và trên cơ sở đề xuất của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn, lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ động chỉ đạo xây dựng chương trình giám sát năm 2023 đảm bảo thống nhất, hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm.
Sau một thời gian nỗ lực triển khai bằng nhiều giải pháp cụ thể, linh hoạt, đến thời điểm này, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã vươn lên dẫn đầu cả nước về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho các đối tượng người nộp thuế với số tiền hơn 24 nghìn tỷ đồng.