Một trong những đề xuất thúc đẩy kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết 68 là cần mạnh tay rót vốn hơn nữa vào khu vực này.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 432,03 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 212,2 tỷ USD, tăng 17,9%. Nhờ đó, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức xuất siêu 7,63 tỷ USD.
Nửa đầu năm 2025 trôi qua, thu nhập bình quân tháng của người lao động đạt mức 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cục Thống kê...
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, nhu cầu tiêu dùng, du lịch của người dân trong nước tăng trong các dịp lễ, Tết, nghỉ hè cùng với số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ từ đầu năm đến nay.
Với 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới hơn 91% tổng giá trị, bức tranh xuất khẩu 6 tháng đầu năm trở thành điểm sáng của nền kinh tế.
Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động giữ xu hướng ổn định, dòng tiền nhàn rỗi từ khu vực dân cư vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng, phản ánh xu hướng tích lũy tài sản an toàn trong bối cảnh thị trường tài chính còn nhiều biến động.
Bộ Tài chính bảo đảm không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp...
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025 do Cục Thống kê công bố, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường trong quý II ước đạt 58.900 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường bảo hiểm tăng trưởng ổn định, thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục.
Ngành du lịch đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế trong nửa đầu năm, đạt khoảng 49% mục tiêu cả năm 2025.
Theo PGS-TS. Tạ Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh doanh (Đại học Kinh tế quốc dân), kết quả tích cực của kinh tế 6 tháng đầu năm, cộng với việc Việt Nam và Mỹ thống nhất Tuyên bố chung về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng là nền tảng quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên vào năm nay và 2 con số trong những năm tiếp theo.
Cục Thống kê cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế với GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,52% yêu cầu 6 tháng cuối năm cần tăng 8,42% (quý 3 tăng 8,33%, quý 4 tăng 8,51%) để cả năm đạt mục tiêu tăng 8%.
Sáu tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Riêng quý II, sản xuất công nghiệp tăng 10,3%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%.
Bà Nguyễn Thu Oanh, Trưởng ban Ban Thống kê dịch vụ và giá, Cục Thống kê cho hay có nhiều áp lực lạm phát trong thời gian tới.
Theo số liệu của Cục thống kê, Việt Nam đón 1,46 triệu lượt khách quốc tế đến trong tháng 6, giảm hơn 4% so với tháng trước nhưng tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái…
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2025 duy trì mức tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Tỷ giá trung tâm tăng 68 đồng, chỉ số VN-Index tăng 15,53 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay tăng trưởng GDP 6 tháng cao nhất trong 14 năm, lạm phát trong tầm kiểm soát... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 30/6 - 4/7.
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%, trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần theo dõi sát sao những diễn biến của kinh tế thế giới để có biện pháp ứng phó kịp thời nếu có biến động.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6.2025 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 1,66%, còn nhóm giáo dục tăng nhẹ nhất với 0,01%. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,02%.
Sáng nay (5/7), Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận những kết quả rất tích cực, tiệm cận mục tiêu đề ra, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều bất ổn.
Trong 6 tháng đầu năm, có 19/34 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước. Trong đó, có 6 địa phương có mức tăng trưởng trên 10%, gồm Quảng Ngãi đạt 11,51%, Hải Phòng 11,20%, Quảng Ninh 11,03%, Ninh Bình 10,82%, Bắc Ninh 10,47% và Phú Thọ 10,09%.
Đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế cùng với 66 triệu lượt khách nội địa là dấu hiệu cho thấy du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp có tính quyết định đến chiến lược phát triển trong tương lai.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, công tác an sinh xã hội tiếp tục được Chính phủ và các địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả với tổng kinh phí gần 549 nghìn tỷ đồng.
Nhu cầu thị trường trong nước thấp, tính cạnh tranh của hàng trong nước cao, thiết bị, công nghệ lạc hậu… là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) công nghiệp chế biến, chế tạo.
Theo số liệu Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 - 2025. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%; khu vực dịch vụ tăng 8,14%.
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc đã thu hút khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Cục Thống kê (Bộ Tài Chính) cho thấy, quý III năm nay, có hơn 37,% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý trước; 43,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định hơn.
Theo Cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sản xuất công nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 dù có bước phát triển vượt bậc, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua nhưng đối mặt với nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại.
Trước hàng loạt khó khăn từ thị trường ảm đạm đến cạnh tranh nội bộ gay gắt, kiến nghị nhiều nhất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp vẫn là tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Ngành logistics và vận tải hàng không Việt Nam kỳ vọng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, nhờ thỏa thuận thuế quan tích cực giữa Việt Nam và Mỹ được ký kết vào đầu tháng 7/2025.
Sản xuất công nghiệp trong quý II/2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực, ước tăng 10,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Cùng với mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm, bài toán kiểm soát lạm phát cũng đang đặt ra không ít thách thức.
Theo công bố tại họp báo tình hình kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), so với cùng kỳ năm trước, bình quân 6 tháng, CPI tăng 3,27%; CPI quý II tăng 3,31%.
Cục Thống kê dự báo 6 tháng cuối năm tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt 8,42% và cả năm là 8% - đúng với mục tiêu tăng trưởng đề ra. Song, vẫn còn nhiều thách thức phía trước.
Lãi suất gửi tiết kiệm ổn định nhưng dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư vẫn chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, công tác bảo đảm an sinh xã hội đã được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Gần 549 nghìn tỷ đồng đã được dành để chăm lo người có công với cách mạng, hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng chính sách xã hội…
Du lịch toàn cầu tiếp tục phục hồi khi nhu cầu đi lại của người dân trên khắp thế giới ngày càng gia tăng. Thực tế này đang thúc đẩy sự quan tâm của không ít nhà đầu tư đối với lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), nhờ chính sách thị thực thông thoáng, hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến quảng bá và kích cầu du lịch, ngành Du lịch đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế trong nửa đầu năm, hoàn thành gần 50% chỉ tiêu tăng trưởng cả năm 2025. Du lịch là một trong những điểm sáng nổi bật về kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm.
Nhờ chính sách thị thực thông thoáng cùng các hoạt động xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch hiệu quả, ngành du lịch Việt Nam đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025, hoàn thành khoảng 50% chỉ tiêu tăng trưởng của cả năm.
Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, trong quý II/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 116,93 tỷ USD, tăng 18,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 219,83 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu cho thấy xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế.
Trong quí 2, thu nhập bình quân người lao động đạt 8,2 triệu đồng, giảm 58 ngàn so với quí 1 nhưng tăng 800 ngàn so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2025 tăng 0,48% so với tháng trước. Trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, riêng chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm.
Sau 4 ngày ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (kể từ ngày 1/7/2025), tính đến 15 giờ 00 phút ngày 04/7/2025, xã Đông Thạnh đã điều tra được 216 hộ trên tổng số 1.281 hộ, đạt tỷ lệ 16,86%.
Theo số liệu Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 6 tháng năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỉ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện cũng ghi nhận kết quả tích cực, đạt 11,72 tỉ USD, tăng 8,1% và là con số cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2019-2025.
Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi tăng lên 8,19% – mức cao hơn cả quý trước và cùng kỳ năm trước
Dự kiến quý III-2025, 37,3% doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh trong quý III-2025 sẽ tốt lên so với quý II-2025; 43,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ ổn định.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng, đạt 7,52%, mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025.
Điện tử, máy tính và linh kiện là ngành hàng lập kỷ lục xuất khẩu trong nửa đầu năm 2025 với kim ngạch gần 48 tỷ USD, tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay.
So với quý I-2025, thu nhập bình quân của người lao động trong quý II giảm 58.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, người lao động vẫn có thu nhập tăng.
Doanh nghiệp có 4 nhóm kiến nghị gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tăng tốc trong các tháng cuối năm 2025.