Sáng 7/10, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo Góp ý báo cáo tổng hợp đề tài 'Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng quy chế mẫu hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương'.
Theo Hiến pháp, Quốc hội có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tại các nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội đã dành nhiều thời gian xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước với quy trình, thủ tục thực hiện ngày càng đổi mới, hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc ban hành các nghị quyết phúc đáp được yêu cầu thực tiễn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Chương trình dự kiến, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Để có thêm thông tin, góc nhìn về dự thảo Luật, Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu bài viết 'Một số vấn đề của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo' của Ths. Đặng Đình Luyến – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Góp ý tại hội thảo 'Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước' do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Kinh tế tổ chức vào sáng 20/9, các đại biểu nhấn mạnh, qua các nhiệm kỳ, Quốc hội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thảo luận, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự kiến dự án Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (10/2024) tới đây. Góp ý vào dự án luật, nhiều ý kiến đề nghị, quy định tại dự thảo phải thể chế hóa đầy đủ quy định tại Nghị quyết 55-NQ/TW nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh và minh bạch…
Sáng 14/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)' nhằm góp phần cung cấp thông tin tham khảo phục vụ Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu và chuyên gia góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của các chủ thể chịu sự giám sát. Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về chú trọng theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định cụ thể về hình thức và chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm các kiến nghị sau giám sát.
Theo ý kiến một số chuyên gia, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo lần này cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và công tác phối hợp của các cơ quan liên quan, đảm bảo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển...
Chiều 5/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo'. TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì hội thảo.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND về nội dung này, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát lần này là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7; xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (10/2024) tới đây. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật lần này là quy định về quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, theo ý kiến một số thành viên HĐKH của UBTVQH, chuyên gia cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng đảm bảo việc quy định phù hợp và khả thi…
Theo dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Quan tâm đến dự luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến nêu rõ, trong những năm qua, các cơ quan của Quốc hội đã tiến hành nhiều hoạt động giám sát và đã ban hành nhiều kết luận, kiến nghị giám sát nhưng có không ít kết luận giám sát không được thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, cần có những giải pháp, cơ chế tăng cường đôn đốc giám sát việc thực hiện các kết luận giám sát này.
Ngày 16/7, Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý về dự án Luật.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 tới đây (5/2024). Quan tâm tới dự luật, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung quy định cụ thể, đủ mạnh nhằm tạo đột phá, thúc đẩy phát triển công nghiệp dược.
Tham vấn chuyên gia tại Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)' do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào sáng 28/3, các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết nhằm đổi mới và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người lao động, từ đó thu hút đông đảo người lao động tham gia Công đoàn.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Phòng không nhân dân sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Để góp phần cung cấp thông tin tham khảo dưới góc nhìn chuyên gia phục vụ quá trình cho ý kiến, thẩm tra dự luật, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Phòng không nhân dân' vào chiều 20/3, tại Hà Nội.
Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật và Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, độ tuổi hành nghề của công chứng viên phải khả thi, phù hợp với thực tiễn và cần phân biệt tiêu chuẩn về độ tuổi khi xem xét, bổ nhiệm với độ tuổi hành nghề công chứng của công chứng viên.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) tới đây. Quan tâm góp ý dự thảo luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến nhấn mạnh sự cần thiết sớm sửa đổi toàn diện nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách công chứng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời kiến nghị rà soát một số quy định cho phù hợp với thực tiễn.
Góp ý về Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nguyên Phó Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về tổ chức, nhiệm vụ, quy trình giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề. Đồng thời quy định cụ thể về thời gian thực hiện các nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề của Quốc hội cần được thẩm tra.
Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật cần nêu rõ hơn các hạn chế, bất cập, vướng mắc của quy định luật và thực tiễn hoạt động giám sát; bổ sung những đánh giá nhận định cụ thể hơn đối với những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật hoạt động giám sát,…là những nội dung được đại biểu cho ý kiến tại Hội thảo tham vấn ý kiến hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì hội thảo.
Sáng 8-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức hội thảo cho ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, trình cơ quan chức năng xem xét, quyết định.
Cơ bản tán thành với các nội dung nêu trong các văn bản của Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến góp ý liên quan đến các quy định giám sát của Hội đồng nhân dân trong dự thảo Luật. Trong đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc thêm các quy định về tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn, về yêu cầu giải trình, về lựa chọn nội dung giải trình...
Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất nhiều chính sách, pháp luật mới, đặc thù trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủ đô Hà Nội. ThS. Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, mỗi chính sách mới, đặc thù cần phải đánh giá tác động cụ thể, đầy đủ để lựa chọn phương án tốt nhất cùng với dự kiến nguồn lực bảo đảm cho việc thực hiện khi Luật có hiệu lực, nhằm bảo đảm tính khả thi cao.
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ngày càng được Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền quan tâm, chú trọng. Trong đó, hoạt động tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn xã hội; phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Hoạt động giám sát của Quốc hội lần đầu tiên được luật hóa tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, từng bước giúp hoạt động này đi vào nề nếp. Kể từ đó đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và Nhân dân đánh giá cao. Thông qua giám sát đã khẳng định tính đúng đắn của chính sách, pháp luật, kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến cho rằng, việc đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn được Đảng quan tâm chỉ đạo sát sao. Đảng không những lãnh đạo việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói chung, mà còn chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết thế cụ thể trong cơ cấu của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Giám sát là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội. Vừa qua, hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật được tăng cường, đẩy mạnh; góp phần quan trọng bảo đảm cho hệ thống pháp luật được đồng bộ, thống nhất và thực hiện nghiêm minh.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất do Nhân dân cả nước bầu ra, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội luôn luôn chú trọng đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và phương thức hoạt động nhằm thực hiện ngày càng hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến định.
Chiều 04/12, Bộ Tư pháp có buổi làm việc với Đoàn giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn đồng chủ trì buổi làm việc.
Một trong dấu ấn quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội là sự đổi mới và không ngừng hoàn thiện về quy trình, kỹ thuật lập pháp qua các thời kỳ. Trong đó, sự ra đời của Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật được xem như bước ngoặt quan trọng thể hiện sự chuyên nghiệp, tính chuẩn mực trong quy trình lập pháp, kỹ thuật lập pháp của Quốc hội.
Tại Hội thảo thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam vừa được tổ chức sáng 25.11, các đại biểu, chuyên gia nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo đúng tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Sáng nay 25-11, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo 'Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam'. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Lê Hải Đường và Phó Trưởng ban thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chủ trì hội thảo.
Sáng 25/11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam'. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Chủ nhiệm Đề tài cấp Bộ và Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Lê Hải Đường chủ trì hội thảo.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 09/11 Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Quan tâm tới dự luật, nhiều ý kiến chuyên gia tán thành cao sự cần thiết kịp thời sửa đổi toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại...
Khẳng định đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò trung tâm, nòng cốt trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu đổi mới Quốc hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, cần chú trọng việc phát huy và nâng cao chất lượng, vai trò của đại biểu Quốc hội.
Để tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, cần coi trọng tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa sâu hơn trong hoạt động lập pháp; khắc phục tình trạng giám sát dàn trải, thiếu chiều sâu; nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội và bộ máy giúp việc của Quốc hội.
Sáng 09/10, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo 'Quốc hội Việt Nam – 80 năm đổi mới và phát triển về tổ chức, phương thức hoạt động'. Đây là Hội thảo đầu tiên trong chuỗi Hội thảo khoa học phục vụ nghiên cứu Đề tài cấp bộ đặc biệt 'Quốc hội Việt Nam – 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển'. Ủy viên BCH TW Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì hội thảo.
Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) đề xuất bổ sung thẩm quyền của Tòa án trong việc 'xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của Luật' (khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 28). Tuy nhiên, xung quanh quy định này, dưới góc nhìn chuyên gia vẫn còn nhiều quan điểm chưa đồng tình.
Góp ý nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi), Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến đề nghị, cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đánh giá tác động các chính sách mới được đề xuất có liên quan đến sửa đổi, bổ sung về tổ chức, các nhiệm vụ, quyền hạn mới của Tòa án nhân dân,…
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 6 (10/2023) tới đây. Quan tâm tới quy định về tổ chức chính quyền Thủ đô tại dự thảo, nhiều ý kiến chuyên gia đề xuất, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện, tạo đột phá, đảm bảo nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố;…
Chiều 19/9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện nghiên cứu Lập pháp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp', phục vụ Ủy ban Thường Vụ Quốc hội trong quá trình chỉ đạo cho ý kiến dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tại Phiên họp thứ 26 (tháng 9/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Qua nghiên cứu Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Đặng Đình Luyến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, ông tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật Thủ đô và có một số ý kiến đóng góp về Chương I và VII để Cơ quan soạn thảo tham khảo, cân nhắc thêm.
Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô, ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có một số ý kiến về chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô và các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Tại Hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp cùng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức vào chiều 15/9, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, quy định tại Luật sửa đổi cần tạo cơ chế vượt trội, đột phá nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong số 08 dự án luật được cho ý kiến tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách diễn ra từ ngày 28/8 -30/8. Quan tâm tới nội dung dự thảo luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến đề nghị, Chính phủ khẩn trương chỉ đạo, tổ chức soạn thảo các dự thảo nghị định và văn bản khác quy định chi tiết về các vấn đề mà dự thảo luật giao, để trình Quốc hội cùng với dự án luật theo quy định của Luật ban hành VBQPPL.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, tại kỳ họp thứ 6 tới đây (10/2023), Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Tán thành với việc sớm sửa đổi Luật, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho rằng, tại dự thảo cần quy định rõ thời hạn bảo hành tối đa đối với nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ.
Theo Nghị quyết số 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (10/2023). Việc xây dựng Luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ...
Sáng 16/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ'. TS.Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; Đại tá Vũ Huy Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đồng chủ trì hội thảo.
Tranh chấp đất đai có thủ tục khá phức tạp và kéo dài, nhiều trường hợp người dân không thể tự mình viết đơn, thu thập chứng cứ, chứng minh và tranh tụng tại tòa để có cơ sở thắng kiện.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã trải qua 3 lần lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 262-QĐ/TW, ngày 08/10/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Lần lấy phiếu gần đây nhất là vào nửa cuối năm 2018 đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy cần tiếp tục hoàn thiện quy định về lấy phiếu tín nhiệm ở cơ quan dân cử nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn....
Giao dịch hàng hóa tương lai còn mới và chưa phát triển ở nước ta, nên pháp luật điều chỉnh với hoạt động này chưa phát huy hiệu quả, trong khi đó trên thế giới, pháp luật về hoạt động này đã đầy đủ và đồng bộ.
Theo Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào sáng 14/4/2023. Quan tâm tới dự luật, một số ý kiến chuyên gia tán thành với sự cần thiết sửa đổi cũng như việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như quy định tại Dự thảo.
Theo Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào sáng 14/4. Quan tâm tới dự luật, một số ý kiến chuyên gia tán thành với sự cần thiết sửa đổi cũng như việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như quy định tại Dự thảo.
Tại hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở' do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp cùng Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức, đa số ý kiến chuyên gia tán thành sự cần thiết xây dựng, ban hành luật trước yêu cầu thể chế hóa các chủ trương của Đảng nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới...