Khắc phục những bất cập trong du lịch tâm linh

Việt Nam có khoảng 50.700 cơ sở tín ngưỡng và 8.000 lễ hội - phần lớn đều gắn với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, là tài nguyên giàu có để phát triển du lịch tâm linh. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch tâm linh thời gian qua còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý là tình trạng thương mại hóa, hiện tượng 'buôn thần, bán thánh'. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp để phát triển cân bằng giữa việc thu hút khách đến với du lịch tâm linh, đồng thời ngăn chặn kịp thời những biến tướng tiêu cực.

Tháng Ba về đất Tổ

Vào những ngày đầu tháng 3 âm lịch, hàng triệu con Lạc cháu Hồng đều hướng về Đền Hùng trên đỉnh núi linh thiêng Nghĩa Lĩnh, ở xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thắp nén tâm hương, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Mạch nguồn văn hóa Trấn Biên

Đất Trấn Biên xưa được xem là điểm khởi đầu của vùng đất Nam Bộ. Việc xây dựng Văn miếu Trấn Biên (năm 1715) - văn miếu đầu tiên tại xứ Ðàng Trong để tôn vinh Khổng Tử, thể hiện nét văn hóa hiếu học. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay Văn miếu Trấn Biên uy nghi tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.

Linh thú gốm 'kể chuyện' văn hóa

Diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) từ ngày 10 đến 20/8, Triển lãm gốm nghệ thuật 'Linh thú thời nay' là thành quả tâm huyết suốt 32 năm sự nghiệp của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Sự kiện thu hút sự quan tâm của cả giới họa sĩ, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và công chúng yêu nghệ thuật gốm sứ lẫn những người muốn tìm hiểu về truyền thống Việt Nam.

Nhiều tín hiệu đáng mừng đầu mùa lễ hội trong năm

Hoạt động lễ hội và du lịch văn hóa, tâm linh đầu Xuân đã trở lại sôi động với một tâm thế nhận thức đáng mừng trong những người trảy hội và cả những người có trách nhiệm quản lý. Sự nhộn nhịp tại các lễ hội và điểm đến sau hai năm gần như phải dừng hoạt động do dịch Covid-19 là tín hiệu đầy khích lệ đối với sự phục hồi của ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong những tháng đầu năm nay.

Cầu xã tắc thịnh vượng, Quốc thái dân an

Sáng 21/4 (mùng 10/3 Âm lịch) tại Ðiện Kính Thiên, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðền Hùng (Phú Thọ) diễn ra trọng thể Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.

Hôm nay 10-3 âm lịch, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại Ðền Hùng

Sáng nay 21-4 (ngày 10-3 âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðền Hùng, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Hội thi bánh chưng, bánh giầy tại Khu di tích lịch sử Ðền Hùng

Ngày 19-4 (mồng 8-3 âm lịch), tại sân Trung tâm lễ hội - Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Ðền Hùng (tỉnh Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021 tổ chức Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy. Hội thi quy tụ hàng trăm nghệ nhân đến từ 13 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Hội thi được tỉnh Phú Thọ tổ chức hằng năm vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng, là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, mang đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'.

Phú Thọ tạo đòn bẩy nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển

Tỉnh Phú Thọ phấn đấu đến năm 2025, xây dựng và công nhận từ 2 đến 3 khu, điểm du lịch cấp tỉnh; đón 850.000 lượt khách lưu trú, trong đó 9.500 lượt khách quốc tế.

Lời Bác năm xưa

ĐBP - Người lính già vừa bước xuống xe. Ông rưng rưng ngước nhìn ngọn núi thiêng Nghĩa Lĩnh. Mỗi lần quay trở lại nơi đây là biết bao kỉ niệm năm xưa lại ùa về. Hơn 60 năm về trước, trên đường từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ông cùng các đồng đội đã có cơ hội được gặp Bác Hồ tại Ðền Hùng. Lời Bác vẫn còn vang vọng đâu đó nơi đây, ân cần trầm ấm: 'Các chú có mệt không?'. Trên bậc thềm xanh rêu, các chiến sĩ ngồi vây quanh bên Bác chuyện trò. Ngày ấy ông vẫn còn trẻ lắm. Mười tám tuổi xung phong đi bộ đội, trở thành chiến sĩ công binh thuộc Ðại đội 34 công binh, Tiểu đoàn 18, Ðại đoàn 308. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình ông đã vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy để đánh đuổi kẻ thù, cùng dân tộc bước sang trang sử mới. Từng ấy năm, lòng ông vẫn luôn nhớ về cội nguồn con Lạc cháu Hồng. Từng lời căn dặn của Bác năm xưa còn nóng hổi trong lồng ngực một người lính như ông:'Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước'.

Xây dựng TP Việt Trì trở thành thành phố lễ hội

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển TP Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Nhớ ngày Giỗ Tổ

Trong mỗi người con đất Việt, có lẽ ai cũng đã từng một lần ngâm nga câu 'Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba', hình ảnh ấy luôn in sâu trong tâm khảm dù đang ở nơi đâu. Để rồi hàng năm, đến ngày mùng 10-3 (âm lịch), lại cùng hướng về vùng đất Tổ linh thiêng để tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng dựng nước, hun đúc thêm tình yêu đất nước, quê hương, khơi gợi lòng tự hào dân tộc.

Hương quả

Quả chín, cây đổ nát

Đường lên Đền Hùng có bao nhiêu bậc đá

PTĐT - Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của Quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh có độ cao 175m so với mặt nước biển. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hòa trong cảnh thiên nhiên, Mỗi du khách khi hành hương về Đền Hùng, đi từ cổng chính lên tới Đền Thượng sẽ thấy địa thế hùng vĩ, đất khí thiêng của sơn thủy hội tụ nhưng ít ai biết mình đã đi qua bao nhiêu bậc đá.