Tác dụng không ngờ của quả cà tím với người mỡ máu cao và bệnh tiểu đường
Là thực phẩm chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ…, cà tím giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường type 2.
Chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol
Cà tím: là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin C, vitamin K, chất chống ô xy hóa, mangan, folate, kali và nhiều loại khoáng chất khác. Trong đó, có những dưỡng chất giúp giảm cholesterol như chất xơ hòa tan. Khi vào ruột, loại chất xơ này làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol, từ đó kiểm soát mức cholesterol xấu LDL trong máu. Tính toán giá trị dinh dưỡng, trong 1 cốc (82 gram) cà tím sống chứa 20 calo, 5g Carb, chất xơ 3g, chất đạm 1g.
Ngoài ra, quả cà tím còn có 13 loại axit phenolic giúp chống ung thư. Axit chlorogenic rất có lợi trong việc chống lại sự phát triển của khối u ung thư và có đặc tính chống virus và chống vi khuẩn. Nghiên cứu đã phát hiện ra cà tím cũng có các hợp chất bảo vệ tim mạch.
Một nghiên cứu trên loài gặm nhấm cũng chỉ ra rằng axit chlorogen, chất chống oxy hóa chính trong cà tím, có thể làm giảm mức cholesterol "xấu" và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo nghiên cứu, người ăn cà tím có mức cholesterol LDL và chất béo trung tính thấp hơn, hai dấu hiệu trong máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim khi tăng cao. Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng cà tím có thể có tác dụng bảo vệ tim.
Những người cần cẩn trọng khi ăn quả cà tím
Người có quá nhiều chất sắt trong cơ thể, sở dĩ do Nasunin - một chất phytochemical trong cà tím - liên kết với sắt và loại bỏ nó khỏi tế bào. Quá trình này được gọi là thải sắt, có thể hữu ích cho những người có quá nhiều chất sắt trong cơ thể. Trong khi đó, những người có lượng sắt thấp không nên tiêu thụ lượng lớn thực phẩm có chứa nasunin.
Ngộ độc solanine: Cà tím cũng thuộc họ nightshade, tất cả đều chứa chất độc tên là solanine. Ăn lá hoặc củ của những cây này có thể dẫn đến triệu chứng như rát cổ họng, buồn nôn và nôn, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Sỏi thận, cà tím chứa oxalat, mặc dù chúng có ít hơn hầu hết các loại trái cây và rau, quả song oxalat có thể góp phần hình thành sỏi thận ở một số người dễ hấp thụ oxalat hơn. Nếu không điều trị, sỏi thận có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính hoặc tử vong do thận.