Sự thật kinh hoàng về bầu trời Trái đất bùng nổ 840 năm trước

840 năm trước, nhiều tài liệu đã ghi lại luồng sáng như một hành tinh mới xuất hiện trên bầu trời Trái Đất. Tuy nhiên phải đến ngày nay, sự thật về nó mới được các nhà khoa học giải đáp.

Năm 1181, nhiều tài liệu của Trung Quốc và Nhật Bản đã mô tả một luồng sáng mới trên bầu trời Trái Đất, trông rực rỡ như Sao Thổ.

Các nhà thiên văn xác định luồng sáng này là một siêu tân tinh - vụ nổ sao mạnh và sáng. Họ đánh dấu lại vị trí tương đối trên bầu trời, nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn là bí ẩn.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Astrophysical Journal Letters hôm 15/9, các nhà khoa học cho biết đã giải mã được bí ẩn này.

Theo giáo sư Albert Zijlistra từ Đại học Manchester (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, vật thể kỳ lạ trên bầu trời năm xưa chính là tinh vân Pa 30, thứ giờ đây chỉ có thể nhìn thấy qua kính thiên văn.

Cụ thể, hai ngôi sao siêu đặc va chạm trong dải Ngân Hà và gây ra vụ nổ siêu tân tinh. Vụ nổ này có thể đã dẫn đến sự ra đời của một ngôi sao siêu nóng gọi là sao Parker và một tinh vân mang tên Pa 30.

Tinh vân Pa 30 được "phát hiện" vào năm 2013, nhưng khi so sánh tuổi và vị trí, họ phát hiện đó chính là Ngôi Sao Khách trong tài liệu cổ Trung Quốc.

Siêu tân tinh năm 1181 được gọi là Sao Khách Trung Quốc, có thể quan sát trên trời từ ngày 6/8/1181 đến ngày 6/2/1182. Đây là một trong 9 siêu tân tinh thuộc dải Ngân Hà được ghi nhận trong lịch sử.

Các nhà thiên văn đã tìm ra tàn dư của một số siêu tân tinh này, nhưng Sao Khách Trung Quốc là siêu tân tinh duy nhất của thiên niên kỷ trước mà họ vẫn chưa tìm thấy tàn dư.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia tính toán tốc độ mở rộng của tinh vân Pa 30. Họ nhận thấy nó đang phình ra với vận tốc 1.100 km/h. Từ đó, họ tiếp tục tính ra rằng tinh vân này hình thành khoảng 1.000 năm trước, nghĩa là gần thời gian xuất hiện siêu tân tinh cổ đại.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Ngôi Sao Khách hay Pa 30 không chỉ là 1, mà là 2 ngôi sao cực kỳ dày đặc đã va chạm nhau bên trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way và phát nổ.

Vụ nổ gây ra sự hình thành một ngôi sao siêu nóng mới, ngày nay gọi là sao Parker và một tinh vân - vốn là lớp vỏ khí và bụi đang giãn nỡ - chính là Pa 30.

Siêu tân tinh năm 1181 mờ và phai đi rất chậm, cho thấy nó có thể thuộc Type lax - một loại siêu tân tinh tương đối mờ và hiếm. Đây là siêu tân tinh Type lax duy nhất đến nay mà các nhà thiên văn có thể tiến hành nghiên cứu chi tiết về tàn dư sao và tinh vân.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-kinh-hoang-ve-bau-troi-trai-dat-bung-no-840-nam-truoc-1595869.html