Su-30SM mang tên lửa R-37M tầm bắn 300 km, sẵn sàng đối đầu F-16 Ukraine

Nga công bố video tiêm kích Su-30SM lần đầu làm nhiệm vụ với tên lửa đối không R-37M, loại vũ khí tầm xa có thể là mối đe dọa với F-16 tương lai của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 22/5 công bố video tiêm kích đa năng Su-30SM xuất kích đánh chặn nhóm xuồng không người lái Ukraine trên Biển Đen.

Giới chuyên gia quân sự Nga chỉ ra rằng chiếc Su-30SM cất cánh với hai tên lửa đối không tầm xa R-37M ở dưới bụng và cánh trái, đánh dấu lần đầu hai loại vũ khí này kết hợp.

Một số nhà phân tích quân sự nhận định rằng, Nga trang bị tên lửa R-37M cho tiêm kích Su-30SM là động thái phô diễn sức mạnh.

"Dường như Nga muốn thể hiện rằng họ đã sẵn sàng 'chào đón' tiêm kích F-16 do NATO cung cấp cho Ukraine", bài viết trên chuyên trang Topwar viết.

Không quân Nga trước đây chỉ lắp tên lửa R-37M cho tiêm kích hạng nặng MiG-31BM và Su-35S làm nhiệm vụ tuần tra trên không phận Ukraine.

Trang bị loại vũ khí này cho Su-30SM có thể giúp Nga tăng cường khả năng đánh chặn mục tiêu từ xa, giải tỏa một phần nhiệm vụ của phi đội Su-35S và MiG-31BM.

Việc trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa này giúp Nga tận dụng được số lượng lớn Su-30SM có sẵn trong biên chế.

Tên lửa R-37M còn được gọi là RVV-BD (tên lửa không đối không tầm xa), nguyên mẫu lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2011 diễn ra vào tháng 8/2011. Nhưng lịch sử của tên lửa R-37 bắt đầu từ những năm 1980.

Đầu thập niên 1980, máy bay đánh chặn tiên tiến nhất lúc bấy giờ là MiG-31 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-33 có tầm bắn lên tới 120 km và tốc độ Mach 4,5.

MiG-31 có thể bắn đồng thời 4 tên lửa vào 4 mục tiêu, nó được thiết kế để đẩy lùi một cuộc không kích vào lãnh thổ Liên Xô ở Bắc Cực, đánh chặn máy bay ném bom Mỹ mang tên lửa hành trình trước khi tiếp cận tuyến phóng của chúng.

Năm 1981, ý tưởng về dự án nâng cấp MiG-31 thành MiG-31M với tên lửa K-37 thế hệ mới, do Cục Thiết kế Vympel phát triển lần đầu tiên được trình bày. Tên lửa mới được cho là có tầm bắn 200 km và trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến nhất.

Quá trình phát triển tên lửa khởi động vào năm 1983 và việc thử nghiệm nguyên mẫu bắt đầu vào cuối thập niên 1980. Lần đầu tiên vào năm 1989, một tên lửa K-37 hoàn chỉnh với hệ thống dẫn đường mới đã được phóng.

Tên lửa K-37 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với khả năng xác định lại mục tiêu sau khi phóng và điều chỉnh hướng bay theo mệnh lệnh từ máy bay tác chiến.

Tên lửa K-37 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với khả năng xác định lại mục tiêu sau khi phóng và điều chỉnh hướng bay theo mệnh lệnh từ máy bay tác chiến.

Sau khi bắt mục tiêu bằng đầu dẫn radar chủ động, tên lửa trở nên hoàn toàn độc lập và tự động đi tới mục tiêu mà không cần phi công điều khiển.

Sau khi bắt mục tiêu bằng đầu dẫn radar chủ động, tên lửa trở nên hoàn toàn độc lập và tự động đi tới mục tiêu mà không cần phi công điều khiển.

Như vậy, tên lửa K-37 đã trở thành một trong những vũ khí không đối không đầu tiên của Liên Xô có hệ thống dẫn đường bằng radar, thực hiện nguyên tắc “bắn và quên”.

Như vậy, tên lửa K-37 đã trở thành một trong những vũ khí không đối không đầu tiên của Liên Xô có hệ thống dẫn đường bằng radar, thực hiện nguyên tắc “bắn và quên”.

Vào tháng 4/1994, Tổng thống Nga Yeltsin đã chúc mừng những người tạo ra tên lửa khi đã đánh trúng mục tiêu trên không ở cự ly xa kỷ lục 304 km.

Vào tháng 4/1994, Tổng thống Nga Yeltsin đã chúc mừng những người tạo ra tên lửa khi đã đánh trúng mục tiêu trên không ở cự ly xa kỷ lục 304 km.

Nhưng vào nửa cuối những năm 1990, do sự hợp tác với các doanh nghiệp Ukraine không thành công, Nga đã độc lập phát triển và hoàn thiện loại tên lửa này với cái tên "RVV-BD".

Nhưng vào nửa cuối những năm 1990, do sự hợp tác với các doanh nghiệp Ukraine không thành công, Nga đã độc lập phát triển và hoàn thiện loại tên lửa này với cái tên "RVV-BD".

Vào năm 2014, có thông báo Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã trang bị một loại tên lửa tầm xa mới. Bây giờ chúng ta biết loại đạn này dưới 3 cái tên: R-37M, RVV-BD hay Izdeliye 620.

Vào năm 2014, có thông báo Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã trang bị một loại tên lửa tầm xa mới. Bây giờ chúng ta biết loại đạn này dưới 3 cái tên: R-37M, RVV-BD hay Izdeliye 620.

Mỗi quả đạn dài hơn 4 m, đường kính thân gần 0,4 m, nặng 510 kg. Tên lửa R-37M được cho là đạt tầm bắn tới 300 km và từng hạ mục tiêu ở khoảng cách 304 km trong thử nghiệm.

Mỗi quả đạn dài hơn 4 m, đường kính thân gần 0,4 m, nặng 510 kg. Tên lửa R-37M được cho là đạt tầm bắn tới 300 km và từng hạ mục tiêu ở khoảng cách 304 km trong thử nghiệm.

Tên lửa trang bị đầu dò radar chủ động và bán chủ động ứng dụng nguyên lý "bắn và quên", có thể tự tìm tới mục tiêu sau khi được khai hỏa mà không cần phi công điều chỉnh.

Tên lửa trang bị đầu dò radar chủ động và bán chủ động ứng dụng nguyên lý "bắn và quên", có thể tự tìm tới mục tiêu sau khi được khai hỏa mà không cần phi công điều chỉnh.

Bộ Quốc phòng Nga từng nhiều lần công bố video tiêm kích đánh chặn máy bay Ukraine bằng tên lửa R-37M.

Đồng thời Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố phi đội Su-35S từng bắn hạ chiến đấu cơ từ khoảng cách 200 km nhờ loại vũ khí này.

"Tên lửa R-37M là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng với không quân Ukraine", báo cáo của Viện nghiên cứu Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) có đoạn.

"Né tránh loại tên lửa này rất khó khăn, do chúng có tốc độ cao, tầm bắn hiệu quả lớn và đầu dò được thiết kế để diệt các mục tiêu bay thấp", RUSI nhấn mạnh.

Việc Nga trang bị tên lửa R-37M cho tiêm kích Su-30SM được cho là động thái của Nga gửi tín hiệu cho thấy họ sẵn sàng đối đầu với tiêm kích F-16 mà Ukraine sắp nhận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/su-30sm-mang-ten-lua-r-37m-tam-ban-300-km-san-sang-doi-dau-f-16-ukraine-post577295.antd