Spitfire: Chiến đấu cơ cứu nước Anh thoát khỏi nạn phát xít Đức

Trong Thế chiến thứ 2, khi cuộc tấn công đường không khủng khiếp của phát xít Đức xảy ra, những chiếc tiêm kích Spitfire của Không quân Hoàng gia Anh đã bẻ gãy cuộc tấn công này và cứu nước Anh.

Cuộc tấn công đường không của phát xít Đức nhắm vào London với 110 máy bay ném bom và 450 tiêm kích, khoảnh khắc hơn 550 chiếc máy bay lao về phía Anh khiến không ít sử gia lúc đó tin rằng thủ đô nước Anh sẽ chỉ còn là tro bụi.

Tuy nhiên chính những chiếc tiêm kích Spitfire đã bẻ gẫy những cuộc không kích, cứu nước Anh khỏi thảm họa bị phát xít Đức tiêu diệt.

Trong trận không chiến lịch sử diễn ra vào năm 1940 này, không quân Anh đã huy động 310 máy bay, trong đó có 92 chiếc Spitfire, số còn lại là dòng Hawker Hurricane.

Phi đoàn máy bay của Anh này có nhiệm vụ ngăn chặn 114 chiếc máy bay ném bom Dornier 17 và Heinkel 111 được hộ tống bởi 450 chiếc Messerchmitf Bf 109 và Bf 110

Dù số máy bay Hawker Hurricane chiếm số lượng tới 218 chiếc, nhưng chúng lại chậm chạm và kém cơ động trong không chiến.

Ngược lại những chiếc Spitfire dù số lượng ít hơn nhưng lại có khả năng ngoặt tốt hơn và bán kính quay vòng nhỏ hơn.

Khi sử dụng với chiến thuật thích hợp, chúng sẽ đem lại hiệu suất chiến đấu tốt hơn. Khả năng cơ động này của Spitfire đã giúp không quân Anh chiếm lợi thế khi giao chiến với máy bay phát xít Đức.

Nếu không có máy bay chiến đấu Spitfire thì kết quả chiến dịch chiến tấn công đường không khổng lồ của phát xít Đức nhắm vào Anh đã hoàn toàn khác.

Kết quả chiến dịch, phát xít Đức mất tới 85 máy bay các loại, trong khi Anh chỉ mất 21 chiếc Hawker Hurricane và 8 chiếc Spitfire. Tính ra chưa bằng nửa thiệt hại của Đức.

Nếu bên kia chiếc Messerchmitf Bf 109 được coi là ngôi sao sáng thì bên này chiến tuyến chiếc Supermarine Spitfire của Anh được coi là đối trọng trong suốt những năm đầu cho tới gần cuối cuộc chiến, khi chiếc P-51 Mustang của Mỹ ra đời.

Spitfire là thành quả phát triển từ thủy phi cơ Supermarine S6B đã giành Cúp Schneider năm 1931 của Mitchell.

Năm 1934, khi Bộ Không quân Anh đưa ra bản yêu cầu chi tiết về một loại máy bay tiêm kích mới, Mitchell đã sử đổi chiếc thủy phi cơ cho phù hợp với các yêu cầu này bằng cách gắn thêm một động cơ Rolls-Royce Merlin II mới và tám khẩu súng máy 7,7mm.

Máy bay Spitfire cất cánh lần đầu tiên vào ngày 5/3/1936 với kết quả mỹ mãn, tuy vậy đáng buồn là khi nhìn vào lịch sử của máy bay Spitfire cha đẻ của nó là Mitchell lại qua đời chỉ một năm sau khi Spitfire xuất hiện.

Tuy nhiên chiếc Spitfire vẫn được tiếp tục phát triển bởi các cộng sự của Mitchell và được vào biên chế của Không quân Anh từ năm 1938.

Một năm sau đó thì chiến tranh giữa Anh với Đức nổ ra, đánh dấu thời điểm chiếc Spitfire bước vào cuộc hành trình để trở thành một huyền thoại.

Vũ khí được thay đổi với nhiều chiếc Spitfire được lắp đại bác 20mm thay cho súng máy 7,7 mm; các phiên bản tiêm kích - bom như Mk VC có thể mang 227 kg bom cũng được ra đời.

Động cơ của chiếc Spitfire cũng thường xuyên được nâng cấp và cuối cùng với những điều chỉnh nhỏ ấy, các kỹ sư Hoàng gia Anh đã tăng được cả trần bay, tốc độ bay và hỏa lực của chiếc Spitfire lên một tầm cao mới so với phiên bản ban đầu.

Tới cuối thế chiến, phiên bản Spitfire tiêm kích - trinh sát Mk XVIII có tốc độ tối đa lên tới 711 km/h, nhanh hơn phiên bản gốc Mk I tới 80 km/h.

Không quân của Hải quân Hoàng gia Anh cũng có phiên bản Spitfire của riêng mình với tên gọi Seafire.

Trong suốt cuộc chiến, tổng cộng đã có 20.351 chiếc Spitfire được sản xuất. Chúng tham chiến trên tất cả các chiến trường, do phi công của nhiều nước khác nhau điều khiển như Czech, Ba Lan, Úc, Nam Phi, Ấn Độ và New Zealand.

Spitfire đã sản sinh ra nhiều phi công át chủ bài với thành tích đáng nể như Adolph Malan thuộc Phi đoàn 74 khi lái chiếc Spitfire đã một mình bắn rơi tới 27 máy bay địch, 7 lần phối hợp bắn rơi, 2 lần chưa được xác nhận, 3 lần nhiều khả năng đã bắn hạ và 16 lần làm máy bay địch hỏng nặng.

Hơn 1000 chiếc Spitfire cũng đã được Anh chuyển cho phía Liên Xô và nhiều phi công thuộc lực lượng không quân của Hồng Quân cũng ưa thích loại máy bay Anh này hơn là các máy bay nội địa do Liên Xô tự sản xuất.

Hơn 1000 chiếc Spitfire cũng đã được Anh chuyển cho phía Liên Xô và nhiều phi công thuộc lực lượng không quân của Hồng Quân cũng ưa thích loại máy bay Anh này hơn là các máy bay nội địa do Liên Xô tự sản xuất.

Thiết kế xuất sắc của chiếc Spitfire đã giúp chúng tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới trong ít nhất là hơn một thập kỷ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Chiến đấu cơ của Anh sản xuất này còn tham chiến trong nhiều cuộc chiến nữa như chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948, Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1947...

Chiến đấu cơ của Anh sản xuất này còn tham chiến trong nhiều cuộc chiến nữa như chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948, Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1947...

Ngày nay, chỉ còn một vài chiếc Spitfire nguyên bản vẫn có khả năng bay được còn tồn tại.

Ngày nay, chỉ còn một vài chiếc Spitfire nguyên bản vẫn có khả năng bay được còn tồn tại.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/spitfire-chien-dau-co-cuu-nuoc-anh-thoat-khoi-nan-phat-xit-duc-post577573.antd