Trong thời gian qua, cuộc "chiến tranh dầu mỏ" giữa Saudi Arabia và Nga được xem như một trong những nguyên nhân chủ đạo khiến giá "vàng đen" sụt giảm không phanh bên cạnh tác động từ dịch bệnh COVID-19.
Riyadh đã quyết định trả đũa Moskva vì đã không đồng ý với lời đề xuất cắt giảm sản lượng của mình thông qua hành động "bán phá giá" trên thị trường quốc tế.
Cụ thể, Vương quốc Hồi giáo này cho biết, họ sẵn sàng bán với giá ưu đãi thấp hơn thị trường cho các quốc gia châu Âu - thị trường chính của dầu mỏ và khí đốt Nga.
Thông qua hành động này, Riyadh muốn Moskva phải hối hận vì đã bỏ qua lời đề nghị của họ, nhưng theo một số phân tích của các chuyên gia hàng đầu thì chính bản thân Saudi Arabia cũng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Hãng thông tấn Bloomberg vừa công bố tài liệu về "cuộc chiến dầu mỏ" giữa Nga và Saudi Arabia. Theo đánh giá, các bên sẽ không nhượng bộ lẫn nhau, nhưng Phó Tổng Giám đốc của INE, ông Alexander Frolov không đồng ý với họ.
Một nhân viên tại Viện Năng lượng Quốc gia cho rằng hãng tin Bloomberg đang cố tình hỗ trợ cuộc khủng hoảng dầu mỏ thông qua việc xuất bản các ấn phẩm như vậy.
Thực tế là Nga đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về cuộc xung đột với Saudi Arabia và nói chung, cuộc chiến giá cả giữa các quốc gia không mang lại lợi ích cho ai.
Thị trường dầu đã thực sự trải qua cú sốc tồi tệ nhất kể từ năm 1991. Sau đó, Mỹ đã phát động cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iraq, đã giáng một đòn rất mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên không ai muốn tiếp tục leo thang xung đột dầu mỏ, ngay cả Saudi Arabia cũng cố gắng thực hiện điều này. Theo các chuyên gia, họ đã tính toán sai lầm nghiêm trọng trước khi bắt đầu hành động.
"Họ (Hoàng gia Saudi Arabia) không tính đến phản ứng cứng rắn của Liên bang Nga đối với thị trường dầu mỏ, dẫn đến sự bị động trong các chính sách", chuyên gia lưu ý.
Kết quả của cuộc chiến tranh dầu mỏ là tất cả các quốc gia sẽ cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo chuyên gia Frolov, mọi thứ có thể trở lại hợp tác trong khuôn khổ của OPEC, hoặc một định dạng tương tự.
Hiện tại, sự hòa giải vẫn bị cản trở bởi một sáng kiến của các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, những người vốn không có thói quen thừa nhận sai lầm của bản thân mình.
Tuy nhiên điều cần phải xem xét đó là việc Nga vẫn có đối thủ cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ. Đấu tranh với họ, Rosneft đã phải từ bỏ tài sản ở Venezuela.
Như đã báo cáo trước đây, điều này sẽ không cho phép Mỹ gây khó chịu cho Liên bang Nga với sự trợ giúp của các lệnh trừng phạt mới.
Xét về đường dài, nền kinh tế Nga với cơ cấu đa dạng hơn được đánh giá có "cửa sáng" hơn so với Saudi Arabia trong việc giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh dầu mỏ này.
Bạch Dương (Politexpert)