Phát hiện mới về khu rừng cổ nhất thế giới

Các nhà khoa học tại một trường đại học ở Mỹ cho biết họ đã phát hiện ra khu rừng lâu đời nhất thế giới, BBC đưa tin hôm 11/1.

Các nhà khoa học từng cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể. Ảnh: PA.

Nhóm nghiên cứu đã biết sự tồn tại của khu rừng cổ xưa này nhưng đây là lần đầu tiên họ được điều tra kỹ lưỡng để tìm ra tuổi của các loài thực vật và cây cối mọc ở đó.

Khu rừng có bằng chứng về sự tồn tại của một số loài thực vật rất sớm - một số loài thực vật này thậm chí có mặt trước cả những con khủng long đầu tiên trên Trái Đất.

Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Binghamton ở Mỹ và Đại học Cardiff ở xứ Wales cho rằng khu rừng từng trải rộng khoảng 400 km.

Christopher Berry, nhà cổ thực vật học ở Đại học Cardiff, Anh, và cộng sự phát hiện khu rừng dưới đáy mỏ đá ở một địa điểm tên là Cairo, thuộc bang New York.

Việc lập bản đồ khu vực này bắt đầu từ 5 năm trước, vào năm 2019.

Bằng cách nghiên cứu hóa thạch của nhiều loài thực vật và cây cối khác nhau được tìm thấy trong khu vực, họ phát hiện đây là khu rừng lâu đời nhất được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay.

Những khối đá 386 triệu năm chứa rễ hóa thạch của hàng chục cây gỗ cổ đại. Khi cây phát triển bộ rễ này, chúng góp phần hút carbon dioxide (CO2) từ không khí và lưu trữ, thay đổi đáng kể khí hậu Trái Đất, dẫn tới khí quyển như chúng ta biết ngày nay, theo IFL Science.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng một khu rừng hóa thạch ở Gilboa, New York là lâu đời nhất nhưng khu rừng hóa thạch ở Cairo xa hơn 2 tới 3 triệu năm tuổi và khác biệt đáng kể.

Những khu rừng cổ xưa khác bao gồm rừng nhiệt đới Amazon và rừng Yakushima ở Nhật Bản.

Phát hiện này liên quan tới nghiên cứu palaeobotany.

Paleo có nghĩa là cũ, hay cổ xưa, và botany là nghiên cứu về thực vật - vì vậy nó có nghĩa là nghiên cứu về thực vật cổ xưa.

Không giống như hầu hết cây cối mà chúng ta thấy ngày nay, những cây cổ thụ trong khu rừng này sẽ không sinh sản bằng cách phát tán hạt mọc thành cây.

Nhiều cây hóa thạch được tìm thấy trong khu rừng này đã được sinh sản bằng spore (bào tử).

Bạn có thể nhận ra từ đó khi học về nấm - chúng phát tán và nhân lên bằng cách đưa bào tử vào không khí.

Hạ Cúc

Nguồn Znews: https://znews.vn/phat-hien-moi-ve-khu-rung-co-nhat-the-gioi-post1453879.html