Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tiêm phòng đợt I cho đàn gia súc, gia cầm

Từ giữa tháng 3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các địa phương đồng loạt triển khai tiêm phòng đợt I/2020 cho toàn bộ đàn vật nuôi trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến công tác này phải tạm ngưng. Để đảm bảo cho đàn vật nuôi vẫn được phòng bệnh đầy đủ, tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn, phương án kéo dài thời gian tiêm phòng đã được tính đến.

Tiêm phòng cho đàn gia cầm tại thành phố Tam Điệp. ảnh: Trường Giang

Tiến độ chậm

Nhằm bảo vệ đàngia súc, gia cầm, từng bước khống chế một số bệnh truyền nhiễm ở gia súc, giacầm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã lên kế hoạch tiêm phòng đợt I/2020 chođàn vật nuôi trên toàn tỉnh. Đối tượng là gia súc, gia cầm khỏe mạnh nằm trongđộ tuổi tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng hết thời gian miễn dịch. Cácbệnh được triển khai tiêm phòng lần này gồm: tụ huyết trùng, lở mồm, long móngở trâu bò; lở mồm, long móng, tai xanh, tả, tụ dấu, phó thương hàn ở lợn; bệnhdại ở chó mèo; cúm gia cầm, tả, tụ huyết trùng, Niucatsơn, Gumboro trên gà, ngan,vịt.

Trong đó có một số loại vắc xin được Nhà nước hỗ trợ như lở mồm, long móng(chỉ hỗ trợ hộ chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ nơi có ổ dịch cũ, hoặc nơi có nguy cơphát bệnh cao và trong vùng đệm của Chương trình khống chế và thanh toán bệnhlở mồm, long móng), cúm gia cầm (hỗ trợ tiêm phòng cho đàn vịt và chỉ hỗ trợtiêm cho toàn bộ đàn gia cầm khi thực hiện tiêm bao vây tại các xã có dịch vàcác xã xung quanh ổ dịch). Còn lại, người nuôi tự trả chi phí tiêm phòng.

Thời gian triểnkhai tiêm đợt I/2020 cho đàn vật nuôi là từ ngày 15/3 đến ngày 30/4. Tuy nhiên,theo tổng hợp từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thì tiến độ tiêm phòng ở cácđịa phương đang rất chậm, tỷ lệ tiêm đạt thấp, thành phố Tam Điệp cũng khôngngoại lệ.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, địa phương này đã thựchiện tiêm phòng bổ sung từ ngày 7/2 đến ngày 9/2, sau đó tiến hành tiêm phòngđịnh kỳ từ ngày 13/2. Tuy nhiên sau hơn 2 tháng triển khai, tỷ lệ tiêm cũngchưa đạt yêu cầu. Cụ thể, đàn gia cầm mới đạt tỷ lệ tiêm 88,4% kế hoạch, đàntrâu bò là 52,4% kế hoạch và tỷ lệ tiêm phòng dại trên chó, mèo đạt thấp nhất18%.

Chị Vũ Thị Thơm, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố chobiết: Tiến độ tiêm phòng chậm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phải cách lytoàn xã hội nên các tổ tiêm phòng cũng phải dừng hoạt động. Ngoài ra còn do lựclượng thú y tham gia công tác tiêm phòng còn mỏng, hầu hết chỉ có thú y xã,phường tham gia, trong khi đó việc huy động các lực lượng khác gặp nhiều khókhăn bởi ngày công trả cho người tham gia tiêm phòng còn thấp. Chỉ tiêu toànthành phố là xây dựng được 36 tổ tiêm phòng nhưng hiện tại chỉ có 9 tổ nên dẫnđến quá tải.

Tính đến ngày23/4/2020, toàn tỉnh mới tổ chức tiêm vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm, long móngcho trên 13.000 lượt con trâu, bò (đạt 30,88% kế hoạch); tiêm vắc xin lở mồm,long móng cho đàn lợn đạt 0,26% kế hoạch; tiêm vắc xin dại chó cho trên 23.700lượt con (đạt 37,57% kế hoạch); tiêm vắc xin cúm gia cầm cho trên 1.277.700lượt con (đạt 66,9% kế hoạch)

Người chăn nuôi cần chủ động

Ông Hà QuốcThịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chănnuôi và Thú y tỉnh cho biết: Hầu hết các địa phương đều đã kết thúc đợt tiêmchính và đang triển khai tiêm vét. Tuy nhiên, từ đầu tháng 4, thực hiện Chỉ thịsố 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp báchphòng, chống dịch Covid-19, các huyện, thành phố đã tạm dừng việc tiêm phòngvắc xin cho gia súc, gia cầm. Do đó, tiến độ tiêm các loại vắc xin cho gia súc,gia cầm đợt I chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Để phấn đấu đạt kế hoạch tiêmphòng 42.080 liều vắc xin lở mồm, long móng cho trâu bò; 7.500 liều vắc xin lởmồm, long móng cho lợn; 1.909.730 liều vắc xin cúm gia cầm và 63.156 liều vắcxin dại chó nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho gia súc, gia cầm, Chi cục đang tínhtới phương án đề xuất kéo dài thời gian tiêm phòng.

Hiện nay, cácbệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, cúm gia cầm... đang được kiểm soát, tuynhiên vẫn có nguy cơ tái phát rất cao, do vậy việc tập trung triển khai tiêmvắc xin để tạo ra hệ miễn dịch chủ động cho vật nuôi là giải pháp tối ưu nhất.Thời gian tới, khi hết thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội, các địa phươngcần tăng cường tổ chức tiêm phòng và tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, giacầm để đạt kế hoạch đề ra. Huy động các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia hỗtrợ cán bộ thú y cơ sở trong tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng. Song songvới công việc của các ngành chức năng thì người chăn nuôi cũng phải nâng cao ýthức, chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòngngừa các loại bệnh nguy hiểm cho vật nuôi đúng liều và đúng kỳ theo quy địnhcủa ngành. Đăng ký sớm các loại vắc xin cho vật nuôi tại UBND cấp xã, cán bộthú y, hạn chế việc mua bán vắc xin không rõ nguồn gốc, không đúng chủng loại.

Ngoài ra, bà con cần thực hiện phương châm “hộ giữ hộ, thôn giữ tại thôn, xãgiữ tại xã, huyện giữ tại huyện” và “người chăn nuôi là chính” trong công tácphòng, chống dịch bệnh, tăng cường áp dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi,góp phần đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, nâng cao hiêụquả kinh tế trong sản xuất. Để khắc phục những khó khăn trong công tác tiêmphòng, thời gian tới sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người chăn nuôi nhậnthức được lợi ích, ý nghĩa của việc tiêm phòng cho đàn gia cầm trên các phươngtiện thông tin đại chúng đài truyền thanh các cấp. Tăng cường cán bộ xuống cơsở để kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng, sau tiêm phòng lấy mẫu giám sát đểkiểm tra kháng thể đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin; đồng thời đề nghị UBNDcác xã, phường phải huy động các tổ tiêm phòng và trả công cho người đi tiêmtheo mức hợp lý.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/phan-dau-hoan-thanh-ke-hoach-tiem-phong-dut-i-cho-dan-gia-suc-gia-cam-20200424074725269p2c20.htm