Những bức ảnh giản đơn nhưng chứa đựng sự tinh tế của người Nhật

Đối với họ, ít hơn chính là nhiều hơn. Càng ít đồ đạc càng tiết kiệm được nhiều thời gian lau chùi dọn dẹp, dành nhiều thời gian cho thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Từ nhiều năm trước, chủ nghĩa tối giản (Minimalism) đã trở nên thịnh hành ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, với sự nổi lên của cái tên Marie Kondo hay còn gọi là "thánh nữ dọn nhà". Marie Kondo truyền cảm hứng cho mọi người với thông điệp "vứt bỏ mọi thứ và chỉ giữ lại những gì bạn cần".

Phong trào Minimalism nở rộ nhiều nhất ở Nhật Bản, nơi mà tư tưởng đơn giản hóa mọi thứ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Đối với họ, ít hơn chính là nhiều hơn. Càng ít đồ đạc càng tiết kiệm được nhiều thời gian lau chùi dọn dẹp, dành nhiều thời gian cho thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Tất nhiên, cũng có những lý do thực tế, rằng: trở thành một người theo chủ nghĩa tối giản sẽ sống tiết kiệm hơn. Và bởi vì ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất, nên việc giữ đống đồ đạc đắt tiền trong nhà không phải là thượng sách. Gần một nửa số thương tích do động đất đến từ các vật thể rơi xuống.

Dưới đây là chùm ảnh minh chứng cho lối sống tối giản của người Nhật Bản, khiến cả thế giới trầm trồ.

Những cuốn sách nằm gọn gàng trên giá trong căn phòng tối giản hết mức có thể của Naoki Numahata, người theo đuổi phong cách sống tối giản ở thành phố Tokyo (Nhật Bản).

Những cuốn sách nằm gọn gàng trên giá trong căn phòng tối giản hết mức có thể của Naoki Numahata, người theo đuổi phong cách sống tối giản ở thành phố Tokyo (Nhật Bản).

Ly và cốc đặt trên kệ trong căn hộ của Saeko Kushibiki, cũng là một trong những người theo phong cách tối giản ở Fujisawa, phía Nam thành phố Tokyo.

Ly và cốc đặt trên kệ trong căn hộ của Saeko Kushibiki, cũng là một trong những người theo phong cách tối giản ở Fujisawa, phía Nam thành phố Tokyo.

Bát đĩa và nồi đặt trên kệ trong căn hộ của Saeko Kushibiki. Như thế này thì bạn sẽ không bao giờ cần phải suy nghĩ về việc sử dụng nồi nào để nấu món ăn nào.

Bát đĩa và nồi đặt trên kệ trong căn hộ của Saeko Kushibiki. Như thế này thì bạn sẽ không bao giờ cần phải suy nghĩ về việc sử dụng nồi nào để nấu món ăn nào.

Không chỉ đơn giản mà còn khiến người ta có cảm giác nó là một tác phẩm nghệ thuật vì sạch-đẹp-gọn.

Không chỉ đơn giản mà còn khiến người ta có cảm giác nó là một tác phẩm nghệ thuật vì sạch-đẹp-gọn.

Không cần phải nhọc công tìm kiếm bát đũa.

Không cần phải nhọc công tìm kiếm bát đũa.

Quần áo treo trong tủ quần áo của Katsuya Toyoda, một người theo phong cách tối giản ở Tokyo.

Quần áo treo trong tủ quần áo của Katsuya Toyoda, một người theo phong cách tối giản ở Tokyo.

Đồ đạc nằm trong ngăn kéo ở ngôi nhà của Katsuya Toyoda. Đây được xem là cách để loại bỏ sự lộn xộn trong cuộc sống.

Đồ đạc nằm trong ngăn kéo ở ngôi nhà của Katsuya Toyoda. Đây được xem là cách để loại bỏ sự lộn xộn trong cuộc sống.

Mỗi khi cần thứ gì đó, nhắm mắt bạn cũng có thể xác đinh được vị trí của nó.

Mỗi khi cần thứ gì đó, nhắm mắt bạn cũng có thể xác đinh được vị trí của nó.

Chiếc đèn trần được nhìn thấy trong căn phòng tối giản của Fumio Sasaki.

Chiếc đèn trần được nhìn thấy trong căn phòng tối giản của Fumio Sasaki.

Quầy bếp ngỡ như ở trong căn hộ không có người ở.

Quầy bếp ngỡ như ở trong căn hộ không có người ở.

Ei, 2 tuổi rưỡi, con gái của Naoki Numahata, ngồi trong phòng khách của gia đình ở Tokyo.

Ei, 2 tuổi rưỡi, con gái của Naoki Numahata, ngồi trong phòng khách của gia đình ở Tokyo.

Đơn giản nhưng không có nghĩa là không đẹp, nó có thể đẹp theo cách đặc biệt như thế này.

Đơn giản nhưng không có nghĩa là không đẹp, nó có thể đẹp theo cách đặc biệt như thế này.

Ấm đun nước đặt trên bếp trong nhà bếp của Saeko Kushibiki.

Ấm đun nước đặt trên bếp trong nhà bếp của Saeko Kushibiki.

Saeko Kushibiki ngồi đọc sách trong phòng của mình ở Fujisawa. Cô thậm chí không cần đến ghế ngồi tựa lưng.

Saeko Kushibiki ngồi đọc sách trong phòng của mình ở Fujisawa. Cô thậm chí không cần đến ghế ngồi tựa lưng.

Ngay cả phòng khách cũng được loại bỏ sự lộn xộn. Đồ nội thất duy nhất ở đây là một cái bàn và một cái ghế.

Ngay cả phòng khách cũng được loại bỏ sự lộn xộn. Đồ nội thất duy nhất ở đây là một cái bàn và một cái ghế.

Một chiếc tủ không quá nhiều đồ của Saeko Kushibiki.

Một chiếc tủ không quá nhiều đồ của Saeko Kushibiki.

Một sự ngăn nắp đến hoàn hảo.

Một sự ngăn nắp đến hoàn hảo.

Phòng tắm tối giản của Fumio Sasaki. Những người theo chủ nghĩa tối giản này đã đi ngược lại với xu hướng trong một xã hội tiêu dùng cuồng nhiệt. Họ cắt giảm đáng kể đồ đạc của mình.

Phòng tắm tối giản của Fumio Sasaki. Những người theo chủ nghĩa tối giản này đã đi ngược lại với xu hướng trong một xã hội tiêu dùng cuồng nhiệt. Họ cắt giảm đáng kể đồ đạc của mình.

Chiếc tủ đựng đồ trong phòng tắm của Fumio Sasaki.

Chiếc tủ đựng đồ trong phòng tắm của Fumio Sasaki.

Hình ảnh bên trong chiếc tủ lạnh tại nhà của Katsuya Toyoda.

Hình ảnh bên trong chiếc tủ lạnh tại nhà của Katsuya Toyoda.

Katsuya Toyoda cho mọi người thấy phòng hết sức tối giản của mình ở thủ đô Tokyo. Căn phòng của anh thậm chí không có giường, tủ đựng các vật dụng cần thiết.

Katsuya Toyoda cho mọi người thấy phòng hết sức tối giản của mình ở thủ đô Tokyo. Căn phòng của anh thậm chí không có giường, tủ đựng các vật dụng cần thiết.

Nguồn: Insider

Minh Nhật

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nhung-buc-anh-gian-don-nhung-chua-dung-su-tinh-te-cua-nguoi-nhat-20230428005647356.htm