Ngày 30/4 thăm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định

Tròn 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhắc nhở cho ta về chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

Đóng góp vào chiến thắng lịch sử ấy, không thể không nhắc đến những công lao to lớn của lực lượng biệt động Sài Gòn – Gia Định. Họ là những “cánh chim không mỏi” hoạt động ngay giữa lòng địch góp phần mang về một chiến thắng chung.

Trong những ngày lịch sử này, nhiều người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tìm đến Bảo tàng biệt động Sài Gòn – Gia Định tọa lạc ở địa chỉ 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1 để tham quan, tìm hiểu. Nằm trong một tòa chung cư cũ, bảo tàng này mới được khánh thành vào tháng 8/2023 nay đã trở thành một “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của ông cha cho giới trẻ.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định là địa chỉ mới được khánh thành vào năm 2023 để giáo dục về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc

Không gian trưng bày của bảo tàng ghi nhận những hoạt động lịch sử của lực lượng biệt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Di ảnh những chiến sĩ của lực lượng biệt động hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ

Bản đồ vị trí các trận đánh của lực lượng biệt động Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968 trong đó có đài phát thanh của chính quyền Sài Gòn, Dinh độc lập, sứ quán Mỹ, bộ tổng tham mưu của địch...

Chiếc xe Velo Solex được ông Trần Văn Lai thuộc lực lượng biệt động giao cho giao liên Nguyễn Ngọc Huệ làm công tác vận chuyển thư từ, tài liệu, tiền vàng giữa lòng địch trong giai đoạn 1964-1967

Chiếc vali đựng chất nổ được chiến sĩ biệt động Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê) sử dụng trong cuộc tấn công của lực lượng biệt động nhắm vào khách sạn Caravelle vào ngày 25/8/1964 (hiện vật đã được phục chế)

Những khối thuốc nổ, kíp nổ loại thường được lực lượng biệt động sử dụng trong các trận đánh lớn ở nội thành

Bộ dụng cụ làm mộc của ông Trần Văn Lai thuộc lực lượng biệt động sử dụng để làm đồ trang trí trong Dinh Độc Lập giai đoạn 1962-1968 qua đó cho thấy lực lượng của ta đã được cài cắm rất sâu trong lòng địch

Một số thiết bị thông tin liên lạc của lực lượng biệt động Sài Gòn gồm máy in, máy đánh chữ, đài radio, điện thoại, máy chiếu...

Một số vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các chiến sĩ lực lượng biệt động

Trong suốt lịch sử hoạt động, lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định đã tiến hành nhiều vụ tấn công lớn trên khắp khu vực nội đô Sài Gòn gây khiếp đảm cho địch. Trong ảnh là thông tin chi tiết về vụ tấn công của lực lượng nhắm vào cư xá Brink nơi tập trung nhiều tướng và quan chức Mỹ

Một trận đánh nổi tiếng không kém của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định là nhắm vào Dinh độc lập trong chiến dịch Tết Mậu thân 1968

Thông tin một số trận tập kích nổi tiếng khác của lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định gây khiếp đảm cho địch

Trong đó trận tập kích vào sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã tạo được tiếng vang lớn

Một khẩu súng cối được lực lượng biệt động sử dụng trong các cuộc tấn công

Các trận tập kích bất ngờ của lực lượng biệt động đã gây hoang mang lớn trong lòng địch

Những quả lựu đạn được lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định sử dụng trong các trận đánh ở nội đô Sài Gòn

Những loại vũ khí được trưng bài tại bảo tàng

Căn phòng sinh hoạt của ông Trần Văn Lai - chiến sĩ biệt động quân Sài Gòn. Ông là người có công tạo ra mạng lưới biệt động cắm rễ sâu trong lòng địch

Anh Duy

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/tin-chinh/ngay-304-tham-bao-tang-biet-dong-sai-gon-gia-dinh_161733.html