Nga biến T-54/55 thành xe tăng tự sát cực kỳ đáng sợ

Xe tăng tự sát còn gọi chung là VBIED - Đây là phương tiện cơ giới được nhồi lượng lớn thuốc nổ mạnh, không người lái, được dùng để công phá phòng tuyến đối phương. Hiện Nga đã và đang áp dụng thành công chiến thuật này.

Tài khoản Intel Slava Z trên Telegram hôm 19/6 chia sẻ video từ máy bay không người lái (UAV), cho thấy khoảnh khắc lực lượng Nga sử dụng xe tăng T-54 tự sát để công phá phòng tuyến đối phương.

Những chiếc xe tăng loại cũ không người lái được nhồi đầy thuốc nổ và được cài đặt để lao thẳng vào phòng tuyến đối phương.

"Xe tăng lái tự sát được nhồi 6 tấn TNT và hướng đến vị trí của đối phương. Không may là nó vướng mìn và không tiếp cận được mục tiêu", tài khoản này viết.

"Tuy nhiên, vụ nổ khổng lồ vẫn diễn ra, thật dễ tưởng tượng điều gì sẽ xảy đến nếu nó tiến được vào phòng tuyến đối phương", tài khoản này cho biết thêm.

Trong video, xe tăng T-54 tiến thẳng về phía chiến hào ở bìa rừng, nhưng cán phải mìn và dừng lại cách đó khoảng 100 m.

Một binh sĩ đối phương đã khai hỏa súng chống tăng, khiến chiếc T-54 phát nổ dữ dội và tạo ra luồng sóng xung kích quét qua toàn bộ khu vực xung quanh.

"Hoán cải xe tăng T-54/55 thành VBIED có thể trở thành xu hướng mới và phổ biến khắp chiến trường. Nga đang sở hữu kho dự trữ rất lớn, quá trình biến chúng thành xe bom tự sát cũng rất đơn giản và rẻ tiền", chuyên gia Thomas Newdick viết trên chuyên trang quân sự Warzone.

Những chiếc VBIED trên nền T-54/55 hiện nay chưa có hệ thống điều khiển từ xa, chỉ được cài ga và chỉnh hướng sẵn để tiến thẳng tới đích.

Tuy nhiên, trang bị hệ thống lái từ xa không phải vấn đề khó khăn với quân đội Nga và có thể được ứng dụng trong thời gian tới, giúp các xe bom tự sát cơ động tốt hơn.

"VBIED là vũ khí công nghệ thấp, nhưng quân đội Nga cho thấy họ sẵn sàng áp dụng các giải pháp thô sơ để hoàn thành nhiệm vụ, nhất là khi thiếu thốn những phương án tiến công đắt đỏ như tên lửa dẫn đường tầm xa", Newdick nhận định.

Xe tăng T-54/55 ra đời từ thập niên 1950 với hàng trăm ngàn chiếc được chế tạo, đây được đánh giá là một trong số những dòng chiến xa thành công nhất của Liên Xô khi có mặt trong biên chế hơn 40 quốc gia.

Sau một năm mở chiến dịch quân sự đặc biệt, lực lượng tăng thiết giáp Nga chịu không ít tổn thất, khó khăn trong việc sản xuất xe tăng mới, vì vậy Moscow đã bổ sung số lượng lớn các dòng xe tăng cũ hơn để bù đắp.

T-54/55 là một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947.

Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất trong lịch sử với tổng số 95.000 xe được xuất xưởng.

T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như một mẫu tăng hạng trung thay thế cho T-34 thời Thế chiến II.

Nguyên mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 và được chế tạo lần đầu năm 1947.

T-54 liên tục được sản xuất và cải tiến, và sau khi được sửa chữa, nó được đổi tên thành T-55.

T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự cải tiến của series T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và vẻ ngoài.

Việc sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (Type 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.

Một số lượng lớn xe tăng T-54/55 vẫn đóng vai trò quan trọng trong lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô vào cuối thập niên 1970 đầu 1980.

Tuy nhiên tới giữa thập niên 1980, toàn bộ xe tăng T-54/55 đã bị Liên Xô thay thế bằng T-62, T-64, T-72 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng của Hồng quân Liên Xô.

T-54/55 được sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột như Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968 và Syria năm 1970.

Nó là xe tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel.

Hiện nay Israel vẫn đang biên chế dòng xe thiết giáp chở quân Achzarit Mk-1/2. Đây chính là sự hoán cải từ dòng xe tăng hạng trung T-54/55 mà nước này thu được từ các quốc gia ẢRập.

Trong thập niên 1960, xe tăng T-54/55 cũng tham chiến ở Việt Nam, Campuchia và Uganda.

Về trang bị vũ khí, xe tăng T-54/55 sử dụng pháo chính có cỡ nòng 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng.

Ngoài pháo chính còn có một súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không cỡ nòng 12,7mm.

Xe được trang bị động cơ diesel V12 làm mát bằng nước với công suất 580 mã lực, tăng tầm hoạt động lên 500 km (lên tới 715 km với hai bình xăng phụ, mỗi bình 200 lít).

Xe tăng T-54/55 có thể lội qua độ sâu 1,4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5,5m.

Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút, nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra xe tăng ra khỏi nước.

Về hệ thống ngắm bắn, trưởng xe được trang bị hệ thống TKN-1 có độ phóng đại 2,75x cho phép người chỉ huy xác định các mục tiêu kích cỡ xe tăng ở khoảng cách khoảng 400 mét.

Về hệ thống ngắm bắn, trưởng xe được trang bị hệ thống TKN-1 có độ phóng đại 2,75x cho phép người chỉ huy xác định các mục tiêu kích cỡ xe tăng ở khoảng cách khoảng 400 mét.

Trong khi đó ở vị trí xạ thủ là hệ thống ngắm TPN-1-22-11 có độ phóng đại cố định là 5,5x và trường nhìn rộng 6°, cho phép xạ thủ xác định mục tiêu xe tăng ở khoảng cách 800 mét.

Trong khi đó ở vị trí xạ thủ là hệ thống ngắm TPN-1-22-11 có độ phóng đại cố định là 5,5x và trường nhìn rộng 6°, cho phép xạ thủ xác định mục tiêu xe tăng ở khoảng cách 800 mét.

Phiên bản xe tăng T-54/55 nội đia còn được quân đội Liên Xô trang bị máy đo khoảng cách bằng laser KTD-1.

Phiên bản xe tăng T-54/55 nội đia còn được quân đội Liên Xô trang bị máy đo khoảng cách bằng laser KTD-1.

Hệ thống này KTD-1 có khoảng cách đo tối đa là 4000 mét và tối thiểu là 400 mét, biên độ sai số tối đa trong phép đo là 20 mét.

Hệ thống này KTD-1 có khoảng cách đo tối đa là 4000 mét và tối thiểu là 400 mét, biên độ sai số tối đa trong phép đo là 20 mét.

Giống như T-34, xe tăng T-54/55 được thiết kế để có thể sản xuất nhanh với chi phí rẻ.

Giống như T-34, xe tăng T-54/55 được thiết kế để có thể sản xuất nhanh với chi phí rẻ.

Vào thập niên 1970, mỗi chiếc T-54/55 có giá khoảng 115.000 USD, chỉ bằng 37% so với giá 1 chiếc M48 Patton của Mỹ.

Vào thập niên 1970, mỗi chiếc T-54/55 có giá khoảng 115.000 USD, chỉ bằng 37% so với giá 1 chiếc M48 Patton của Mỹ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-bien-t-5455-thanh-xe-tang-tu-sat-cuc-ky-dang-so-post543416.antd