Nên hay không thực hiện mô hình công đoàn ngành
Thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về 'Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong tình hình mới', Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã xây dựng đề án và kế hoạch triển khai Đề án thí điểm sắp xếp công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc tập trung, xuyên suốt, hiệu quả. 5 đơn vị được chọn thí điểm bao gồm: Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Công đoàn Y tế Việt Nam; Công đoàn Công Thương Việt Nam và Công đoàn Dệt may Việt Nam. Việc nên hay không tổ chức công đoàn theo ngành dọc như đề án là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến trong buổi Hội thảo góp ý Luật Công đoàn (sửa đổi) do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM tổ chức vừa qua.
Đại biểu cho biết, cùng là ngành y tế nhưng trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn, thu nhập và cả điều kiện sinh hoạt của đội ngũ y, bác sĩ thuộc những đơn vị, bệnh viện ở TPHCM hay Hà Nội hoàn toàn khác xa so với những vùng miền núi xa xôi hẻo lánh. Do đó, nếu sắp xếp lại công đoàn theo tổ chức ngành dọc sẽ có rất nhiều bất cập.
Liên quan tới nội dung này, đại diện Liên đoàn Lao động TPHCM cho rằng, mỗi cách sắp xếp đều có ưu điểm riêng. Do đó, nên cân nhắc, xem xét cách thực hiện cho phù hợp.
Ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu, ông Hà Phước Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TPHCM cho biết đoàn sẽ ghi nhận và tổng hợp những nội dung này để chuyển tới các cơ quan hữu quan trong thời gian tới.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/nen-hay-khong-thuc-hien-mo-hinh-cong-doan-nganh-238000.htm