Mực nước biển dâng cao và những hậu quả đối với nền kinh tế
Các nhà khoa học cảnh báo: nếu nhân loại không giảm khí thải nhà kính, 50% các bãi cát trên thế giới sẽ chìm trong nước hoặc bị phá hủy do xói mòn, gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là du lịch và cũng sẽ khiến các khu vực ven biển dễ bị tổn thương hơn bởi thiên tai.
Theo Nature Climate Change, trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học cảnh báo: nếu nhân loại không giảm khí thải nhà kính, 50% các bãi cát trên thế giới sẽ chìm trong nước hoặc bị phá hủy do xói mòn.
Điều này sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là du lịch và cũng sẽ khiến các khu vực ven biển dễ bị tổn thương hơn bởi thiên tai. Úc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nga cũng nằm trong 10 quốc gia hàng đầu sẽ chịu tổn thất đáng kể nhất ở các khu vực ven biển. Loài người yêu những bãi biển đầy cát như một nơi lý tưởng để thư giãn. Tuy nhiên, ngoài việc này, các bãi biển còn đóng vai trò là hàng rào tự nhiên bảo vệ vùng đất khỏi bão và lũ lụt. Ngoài ra, nhiều động vật kiếm ăn và sinh sản trên các bãi biển, chẳng hạn, những con rùa biển xây tổ ở đây. Nhưng do mực nước biển tăng, diện tích các bãi biển bị thu hẹp. Nếu nhân loại không giảm khí thải nhà kính và không làm chậm sự nóng lên toàn cầu, đến năm 2100 thế giới sẽ mất một nửa bãi biển đầy cát.
Phát hiện của các nhà nghiên cứu dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh được chụp từ năm 1984. Đã xác định xu hướng trong 3 thập niên, họ đã phác thảo điều đó theo 2 kịch bản khí hậu.
Trường hợp xấu nhất cho thấy rằng khí thải nhà kính sẽ tiếp tục phát triển và việc tan băng vĩnh cửu sẽ giải phóng một lượng khí metan đáng kể, làm trầm trọng thêm sự thay đổi khí hậu. Trong trường hợp này, vào cuối thế kỷ, một nửa các bãi biển sẽ biến mất do mực nước biển dâng cao và xói mòn. Úc sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất, vào cuối thế kỷ 15.000km bờ biển đầy cát sẽ biến mất. Theo sau là Canada, Chile và Mỹ. Danh sách 10 quốc gia bị thiệt hại nặng nhất cũng bao gồm Mexico, Trung Quốc, Nga, Argentina, Ấn Độ và Brazil.
Theo kịch bản thứ hai và ít nghiêm trọng hơn một chút, lượng khí thải nhà kính sẽ giảm dần, nhưng không phải với tốc độ nhanh như quy định trong thỏa thuận khí hậu Paris. Do đó, nhiệt độ trung bình sẽ tăng khoảng 3°C và diện tích các bãi biển sẽ giảm khoảng 1/3. Các tác giả lưu ý rằng sự biến mất của các bãi biển sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của toàn bộ các quốc gia và khu vực phụ thuộc vào du lịch.
Ngoài ra, các bãi biển sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai. Điều này đặc biệt đáng báo động, bởi vì ở những vùng có bờ biển dễ bị tổn thương nhất lại có mật độ dân số cao. Các công trình kỹ thuật quy mô lớn có thể là giải pháp cho vấn đề này, nhưng chúng không thể vừa túi tiền cho hầu hết các quốc gia. Điều này có nghĩa là cách tốt nhất để ngăn chặn sự biến mất của các bãi biển là ngăn tình trạng nóng lên toàn cầu càng sớm càng tốt.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Hà Lan và Đức đã trình bày một dự án đập khổng lồ có thể bảo vệ châu Âu khỏi mực nước biển dâng cao. Nó sẽ bao gồm 2 phần, phần đầu tiên sẽ kết nối Scotland với Na Uy và phần thứ hai - Anh và Pháp. Tuy nhiên, các tác giả cảnh báo rằng việc xây dựng sẽ tiêu tốn một khoản tiền rất lớn và sẽ thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái của biển Bắc và biển Baltic.