Lý do nào đưa Nga và Trung Quốc đến gần nhau hơn?
Theo tờ Asia Times, hai nhà lãnh đạo đứng đầu Trung Quốc và Nga đều cho rằng thế lực bên ngoài đang can thiệp vào nhiều vấn đề của Nga và Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cùng quan điểm trong một số lĩnh vực, trong đó Nga từng nhìn nhận đánh giá cao về bước đột phá Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế thế giới.
Trong một bài phát biểu, Tổng thống Putin khẳng định Trung Quốc đã có cách vận hành tốt nhất để có thể chuyển sang phát triển kinh tế thị trường. Nga chưa làm được điều như vậy và các kết quả của một nền kinh tế kém hiệu quả trong chính sách đã ảnh hưởng đến chính trị. Điều quan trọng mà Tổng thống Putin muốn thúc đẩy tương tác quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhằm xác định tầm nhìn chiến lược mới phát triển kinh tế ở Nga.
Từng có sự khác biệt trong các lập luận về lý do Liên Xô sụp đổ nhưng Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đều khẳng định trong các tuyên bố về sự vĩ đại của Liên Xô trong quá khứ.
Liên minh hỗ trợ lẫn nhau
Theo Asia Times, các can thiệp của Mỹ với Nga bắt đầu gia tăng từ cuối những năm 1980 sau khi Liên Xô sụp đổ. Moscow từng cáo buộc Mỹ khuấy động các cuộc biểu tình ở Nga vào năm 2011 và chi hàng trăm triệu đôla tác động trong bầu cử Nga.
Kremlin cũng từng cho rằng phương Tây đã gây ảnh hưởng rất nhiều nhằm thay đổi chính trị ở Moscow.
"Việc đổ tiền vào việc can thiệp bầu cử nước ngoài là không thể chấp nhận được. Hàng trăm triệu người đã đầu tư vào việc này. Chúng ta cần đưa ra các hình thức bảo vệ chủ quyền của mình, phòng thủ chống lại sự can thiệp ở bên ngoài", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Giới chuyên gia nhận định, hình thức can thiệp của Mỹ và các đồng minh thân thiết đang gây bất ổn phần nào cho Trung Quốc và cản trở sự trỗi dậy của nước này tăng cường ảnh hưởng toàn cầu. Trung Quốc đang đối mặt với mô hình giống như Nga từng trải qua với Mỹ khi tạo ra mạng lưới các quốc gia thù địch xung doanh như Georgia, Ukraine, các nước thuộc Baltic.
Gần đây, Giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài của Nga (SVR) - Sergey Naryshkin từng tuyên bố rằng Washington đã cung cấp khoảng 20 triệu đôla Mỹ liên quan đế vấn đề Belarus.
Ông Naryshkin cho biết: "Theo thông tin hiện có, Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện hiện tại ở Belarus. Mặc dù Washington cố gắng thể hiện ít can thiệp nhưng các vấn đề bất ổn ở Belarus đang được cho là các sự tham gia của Washington".
Theo tờ báo, Nga cáo buộc rằng các cuộc biểu tình đã được tổ chức tốt ngay từ đầu và có sự phối hợp từ nước ngoài. Đáng chú ý là phương Tây đã khởi động nền tảng cho các cuộc biểu tình từ rất lâu trước khi bầu cử diễn ra. Mỹ vào năm 2019 và đầu năm 2020 đã sử dụng các tổ chức phi chính phủ khác nhau tác động đến các cuộc biểu tình chống chính phủ Belarus.
"Tất nhiên Belarus là mắt xích còn thiếu trong vòng vây bao vây Nga mà Mỹ muốn thực hiện. Các tiếp cận tương tự ngày nay cũng được cho áp dụng với Trung Quốc. Liên minh bốn bên do Mỹ dẫn đầu bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để thực hiện mục đích như vậy", tờ Asia Times cho biết.
Trong những năm trước đó, cả Nga và Trung Quốc đã tập trung vào quan hệ song phương. Dần dần, cả hai nước chuyển sang phối hợp ở khía cạnh chính sách đối ngoại theo cấp độ tăng dần. Nga và Trung Quốc đang giúp nhau đẩy lùi các can thiệp của Mỹ. Trung Quốc từng công khai ca ngợi chiến thắng bầu cử của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Còn với Nga, nước này đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ với Mỹ và cáo buộc Washington đang cố gắng gây ra căng thẳng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
"Chúng tôi nhìn thấy các ảnh hưởng của Washington đang làm suy yếu sự ổn định chiến lược toàn cầu. Washington dường như đang khiến cho một số nơi trở nên căng thẳng hơn, trong đó có cả vấn đề biên giới Nga và Trung Quốc. Tất nhiên, chúng tôi lo lắng về điều này và phản đối các động thái khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn", Ngoại trưởng Nga Lavrov lên tiếng.
"Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực chia cắt và do đó gây ra hậu quả nghiệm trọng cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương", ông Lavrov nói
"Chúng tôi ủng hộ cấu trúc an ninh khu vực lấy ASEAN làm trung tâm thúc đẩy các chương trình nghị sự thống nhất và duy trì phong cách làm việc đồng thuận và quyết định dựa trên sự đồng thuận trong các cơ chế đưa ra", ông nhấn mạnh.
Trong bài phỏng với với Nikkei Asian Review ở Washington, đại sứ Nga tại Mỹ - ông Anatoly Antonov khẳng định: "Chúng tôi tin tưởng rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm tạo nên liên minh chống Trung Quốc sẽ phản tác dụng. Điều này đang làm ảnh hưởng đến an ninh và ổn định quốc tế".