Lợi nhuận suy giảm liên tiếp trong 4 năm, FECON vẫn muốn 'chạy đua' vào bất động sản

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FECON đang âm 209 tỷ đồng, năm 2021 âm tới 110 tỷ đồng. Điều này cho thấy FECON đang đang gặp khó khăn về dòng tiền.

Mới đây, hai doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần FECON (Mã chứng khoán: FCN) công bố trở thành chủ đầu tư của hai dự án bất động sản tại phía Bắc.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định chấp thuận chủ trương cho CTCP FECON Phổ Yên là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 24,68 ha) với tên thương mại là Khu đô thị Quảng Trường (Square City).

Dự án có tổng mức đầu tư là 2.250 tỷ đồng, gồm vốn chủ sở hữu của công ty FECON Phổ Yên và vốn huy động hợp pháp. Theo kế hoạch, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành từ nay đến hết năm 2026. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Ngày 26.12.2022, CTCP FECON Hiệp Hòa cho biết đã nhận quyết định trở thành chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án Cụm Khu công nghiệp Danh Thắng – Đoan Bái tại Bắc Giang với diện tích 75 ha, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Thời gian triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ năm 2023 và bắt đầu khai thác từ quý 3.2024.

FECON thể hiện tham vọng lấn sân bất động sản khi có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên đề xuất được giao nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đề xuất thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hào Garden City tại phường Nhân Hòa và phường Phan Đình Phùng, thị xã Mỹ Hào.

FECON thể hiện tham vọng lấn sân bất động sản khi có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên đề xuất được giao nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đề xuất thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hào Garden City tại phường Nhân Hòa và phường Phan Đình Phùng, thị xã Mỹ Hào.

Theo tìm hiểu, FECON đã thể hiện tham vọng lấn sân sang bất động sản từ lâu. Vòa tháng 11.2019, nhà thầu này có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên đề xuất được giao nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đề xuất thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hào Garden City tại phường Nhân Hòa và phường Phan Đình Phùng, thị xã Mỹ Hào.

Khu đất doanh nghiệp này đề xuất nghiên cứu, đầu tư thuộc phường Nhân Hòa và phường Phan Đình Phùng với diện tích phía Tây trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hưng Yên khoảng 120 ha, phía Đông trục kinh tế Bắc Nam khoảng 205 ha.

Sau đó, tháng 6.2021, UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Mỹ Hào Garden City (gần 219 ha). Theo đó, FECON là đơn vị nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đề xuất thực hiện dự án.

Hay hồi cuối tháng 5.2020, liên danh CTCP FECON - CTCP Đầu tư DLG Holdings đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Tháp về đề xuất nghiên cứu, khảo sát, tài trợ kinh phí lập quy hoạch phân khu và thực hiện dự án đầu tư tại phường 3, phường 4 và một phần phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc.

Mục tiêu của đề xuất này là đầu tư một dự án thương mại dịch vụ, khách sạn kết hợp nhà ở quy mô khoảng 3 ha ven sông Tiền tại TP Sa Đéc.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cho biết đang nghiên cứu đầu tư một số dự án bất động sản như Khu nhà ở đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (diện tích 5,9 ha; tổng mức đầu tư 359 tỷ đồng); Khu nhà ở dịch vụ và đô thị, công nghiệp Như Quỳnh - thị trấn Hưng Yên (diện tích 37,09 ha; tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 1.430 tỷ đồng),...

4 năm gần đây, lợi nhuận của FECON liên tục suy giảm "từ trăm xuống chục" tỷ đồng

4 năm gần đây, lợi nhuận của FECON liên tục suy giảm "từ trăm xuống chục" tỷ đồng

Về tình hình kinh doanh của FECON,nhìn lại những năm gần đây, có thể thấy tình hình kinh doanh của FCN đang có tình trạng doanh thu đi ngang hoặc tăng trưởng nhẹ trong khi lợi nhuận liên tục suy giảm.

Cụ thể, giai đoạn 2019 đến 2022, doanh thu của FECON loanh quanh ở mức khoảng 3.000 tỷ đồng, mức doanh thu thuần của năm 2022 cũng chỉ đạt 3.043,5 tỷ đồng, kém cả doanh thu năm 2019.

Đối với lợi nhuận sau thuế của FECON, giá trị này liên tục trượt dài qua từng năm, giảm dần từ 211 tỷ đồng trong năm 2019 xuống chỉ còn 51 tỷ đồng trong năm 2022.

Về tình hình tài chính, tính đến hết năm 2022, FECON đang có khối tài sản 7.566 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn chiếm 5.055 tỷ đồng. Hết năm, FCN đang có các khoản phải thu ngắn hạn đạt gần 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên chất lượng các khoản phải thu tích cực khi FECON chỉ phải dự phòng con số rất nhỏ là 3,8 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của FECON đang ở mức 4.102 tỷ đồng, giảm 464 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, vay nợ tài chính ngắn hạn của FECON lại tăng lên 232 tỷ so với thời điểm đầu năm và hiện đang ở mức 1.563 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của FECON đạt mức 3.463 tỷ đồng, tăng mạnh so với thời điểm đầu năm. FCN có 208 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của FECON đang âm 209 tỷ đồng, năm 2021 âm tới 110 tỷ đồng. Điều này cho thấy FECON đang đang gặp khó khăn về dòng tiền. Dòng tiền đầu tư của FECON đang âm 463 tỷ đồng, dòng tiền tài chính dương 531 tỷ đồng. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của FECON khi kết thúc năm 2022 đang âm 141 tỷ đồng.

Gia Hân

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/doanh-nghiep1/loi-nhuan-suy-giam-lien-tiep-trong-4-nam-fecon-van-muon-chay-dua-vao-bat-dong-san-i319351/