Liên minh tình báo Ngũ Nhãn
Canada, Australia, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đang là thành viên của cái gọi là Cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn (5 con mắt). Đây chính xác là câu lạc bộ chia sẻ tin tức tình báo độc quyền được coi là mạnh nhất thế giới.
Mối quan hệ hợp tác này không phải là nguyên khối, song chắc chắn nó mang tính gắn kết hơn so với những gì được biết.
Ngũ Nhãn hình thành từ sự hợp tác tình báo liên Anh-Mỹ dưới thời kỳ Đại chiến thế giới thứ II (ĐCTGII), và chín muồi trong thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời tiếp tục bảo vệ các lợi ích quốc gia của mỗi thành viên trong cộng đồng. Hơn nữa, vì môi trường an ninh quốc tế đang phát triển nên cộng đồng Ngũ Nhãn cần phải hợp tác nhiều hơn nữa trong tương lai.
Chẳng hạn như các sáng kiến thương mại và chính sách đối ngoại của Canada có thể sẽ đối mặt với những vấn đề an ninh mới như mối đe dọa mạng và sự can thiệp của nước ngoài bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, cùng thêm hiểm họa của chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Trong tương lai, Canada sẽ cần nhiều sản phẩm tình báo hơn từ cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn. Người Canada vẫn chưa nhận thức đầy đủ rằng an ninh quốc gia của nước họ vẫn đang phụ thuộc vào hợp tác tình báo Ngũ Nhãn.
Đơn cử như vụ của Jeffery Delisle, là trung úy hải quân hoàng gia Canada, viên sĩ quan này đã cung cấp các tài liệu tình báo tuyệt mật cho Nga ngay từ năm 2007 cho đến khi bị sờ gáy vào tháng Giêng năm 2012. Các nhà bình luận truyền thông đã bức xúc cho rằng hành động của Delisle đã phá hủy nghiêm trọng sự tham gia của Canada vào Ngũ Nhãn.
Tuy nhiên dù rắc rối do Delisle tạo ra có như thế nào thì nó vẫn không làm gián đoạn thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo trong cộng đồng, ngược lại mối quan hệ sẽ đi vào nghiêm túc hơn. Ngũ Nhãn không tập trung trọng tâm vào bất kỳ tổ chức tình báo riêng lẻ nào mà cho cả cộng đồng.
Ngoài việc chỉ định cấp độ phân loại các sản phẩm tình báo (dán nhãn Bí mật), thì sự phổ biến thông tin ở mọi cấp độ sẽ được hạn chế bằng cách sử dụng một cảnh báo được xác định có nghĩa là “Các con mắt cùng có thể nhìn thấy những tài liệu”.
Lấy ví dụ như, loại tài liệu tuyệt mật dành cho các quan chức Canada sẽ được dán nhãn là “Tuyệt mật – Chỉ dành cho tình báo Canada”. Các sản phẩm tình báo Canada sẽ được chia sẻ với các đồng minh thân cận nhất và được đóng dấu là “Bí mật – Chỉ dành cho Australia / New Zealand / Anh / Mỹ”.
Trong các cuộc nói chuyện, thay vì nói tên cả 5 nước, thì các đối tác tình báo đồng minh chỉ phải dùng thuật ngữ “Ngũ Nhãn” như một cách thể hiện tốc ký. Mối quan hệ của cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn đã kéo dài 70 năm. Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh, khi phải đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Liên Xô, thì sự hợp tác tình báo Anh và Mỹ cũng trở nên mật thiết hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tín hiệu thông minh (Sigint) và mật mã học.
Năm 1946, Hiệp định tình báo truyền thông Anh-Mỹ (UKUSA) đã tạo ra một phạm vi hợp tác bí mật hàng đầu mà sự tồn tại của nó đã bị từ chối bởi các chính phủ tham gia trong suốt nhiều năm. Đồng thời, các tổ chức tình báo quốc gia khác cũng bắt đầu hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan tình báo thuộc Ngũ Nhãn.
Có một sự thật là không có thỏa thuận quốc tế bao quát chính thức nào có thể chi phối tất cả mối quan hệ trong Ngũ Nhãn. Cộng đồng Ngũ Nhãn như một mạng lưới hợp tác vô cùng phức tạp với sự liên kết của các cơ quan tình báo tự trị.
Các tổ chức tình báo cá nhân tuân theo những nhiệm vụ được hợp pháp hóa ở đất nước sở tại của họ, nhưng vẫn tương tác trên phương diện văn hóa Anglo-Saxon, chấp nhận các giá trị tự do dân chủ và lợi ích quốc gia bổ sung, tất cả đạt đến độ chuyên nghiệp tuyệt đối và duy nhất trên thế giới.
Áp dụng tình báo tín hiệu thông minh
Nói ngắn gọn thì tín hiệu thông minh đến từ việc thu thập và phân tích các phát xạ điện từ trên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu. Nó gồm có 2 thành phần chính: 1) tình báo liên lạc (comint) xuất phát từ đánh chặn và phân tích các liên lạc điện từ và những mối liên kết dữ liệu; 2) tình báo điện tử (elint) chuyên thu thập và phân tích các phát không liên lạc như những thứ được sử dụng trong phát hiện radar, viễn trắc tên lửa và thử nghiệm hạt nhân.
Hôm nay, các tiến bộ công nghệ và tính toán đã tạo ra vô số cơ hội cho việc can thiệp ngoại giao, quân sự, khoa học và liên lạc thương mại cũng như ngoại suy radar, những đặc điểm hệ thống của tàu bay và vũ khí. Tình báo tín hiệu thông minh có thể hé lộ cho biết đối phương đang nói gì và làm gì, từ đó sẽ đoán được ý nghĩ đối nghịch của đối phương.
Quan trọng hơn, tình báo tín hiệu có thể cung cấp cảnh báo về các hoạt động sắp xảy ra từ phía địch ở các cấp độ khác nhau. Cơ sở an ninh truyền thông Canada (CSEC) là cơ quan mật mã và tình báo tín hiệu của Canada, và là cửa ngõ đi vào cộng đồng tình báo tín hiệu Ngũ Nhãn. CSEC hợp tác với Tổng cục Tín hiệu Australia (ADSD); Cục An ninh truyền thông chính phủ (GCSB) ở New Zealand; Trụ sở truyền thông chính phủ (GCHQ) và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Nhiệm vụ trước tiên của CSEC và các đối tác là cung cấp các dịch vụ đảm bảo thông tin trong mỗi chính phủ; tham gia vào một chiến dịch giả lập chiến tranh mạng nhằm chống lại các mối đe dọa mạng xuyên quốc gia. Nhiệm vụ thứ hai của CSEC và các đối tác là cung cấp cho các chính phủ về tình báo tín hiệu nước ngoài để kịp thời ra các quyết định mang tầm quốc gia.
Mỗi tổ chức trong Ngũ Nhãn có quyền phủ quyết đối với các hoạt động tình báo tín hiệu quốc gia. Những người đứng đầu cơ quan tình báo tín hiệu của mỗi quốc gia thành viên thường gặp nhau ít nhất 1 lần/năm để đánh giá về hiệu suất thu thập thông tin và kế hoạch hoạt động tương lai.
Thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ đặt ra rất nhiều chương trình nghị sự do quy mô khổng lồ của các hoạt động của NSA và trách nhiệm toàn cầu của Mỹ. Mỗi đối tác của Ngũ Nhãn chịu trách nhiệm thu thập thông tin tại một khu vực cụ thể trên toàn cầu.
Nhiệm vụ chính xác của hoạt động này đã không được công khai, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Australia chịu trách nhiệm giám sát các phát tín hiệu ở Nam và Đông Á; New Zealand hoạt động ở Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á; Anh quan tâm đến Châu Âu và Tây nước Nga; Mỹ chịu trách nhiệm giám sát Caribe, Trung Quốc, Nga, Trung Đông và Phi Châu.
Vào thời Chiến tranh Lạnh, lãnh thổ Bắc cực của Canada là một nơi đạt thuận lợi về tình báo tín hiệu. Trạm cảnh báo các lực lượng Canada đặt ở cực Bắc hòn đảo Ellesmere (Nunavut) chuyên nghe lén các hoạt động của Liên Xô kể từ năm 1958. Trạm cảnh báo ở Ellesmere vẫn hoạt động đến tận ngày nay, chuyên thu thập tin tức nội bộ của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra các trạm tín hiệu thông minh khác của Canada còn vươn xa tới tận Mỹ Latinh, Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương.
Trong lĩnh vực hàng hải, các cơ cấu tín hiệu hoạt động nổi và chìm trên mặt nước của Ngũ Nhãn còn bí mật giám sát lưu lượng tàu quốc tế qua lại “các điểm nóng” bằng cách sử dụng tàu ngầm nước ngoài.
Trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, các cơ cấu tín hiệu còn bí mật giám sát việc triển khai vệ tinh, thử nghiệm tên lửa đạn đạo và các hoạt động của các lực lượng không quân chiến lược. Ngũ Nhãn cũng không bỏ lọt các giao dịch mua bán vũ khí cũng như các tổ chức khủng bố trên thế giới.
Ngoài ra cộng đồng tình báo này cũng bí mật nghe lén các cuộc đàm thoại riêng tư của các bên trong các cuộc đàm phán. Ngũ Nhãn cũng thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ với các đồng minh của Canada và những đối tác quan trọng phi NATO như Thụy Điển. Ngũ Nhãn để mắt tới các đối tác ở phương Đông như Singapore và Hàn Quốc.
Các đánh giá quốc gia
Ngay trong Văn phòng hội đồng cơ mật Canada (PCO) là Ban thư ký đánh giá tình báo (IAS) cung cấp các đánh giá tình báo chiến lược cho mọi nguồn của chính phủ. Ở trong nước, IAS hỗ trợ cho Ủy ban đánh giá tình báo (DMIA), đây là cơ quan cao cấp nhất chuyên giải quyết các vấn đề đánh giá ở Canada. Trên bình diện quốc tế, IAS đại diện cho Canada trong quan hệ đánh giá quốc gia Ngũ Nhãn.
Tại Australia, cơ quan tương tự IAS là Văn phòng đánh giá quốc gia (ONA); hay Cục đánh giá quốc gia (NAB) chuyên ban hành các đánh giá quốc gia cho New Zealand. IAS cũng hoạt động với Văn phòng đánh giá nội các Anh (COAS).
Các đánh giá tình báo ở Mỹ thường rất phức tạp, IAS thực hiện 2 liên kết chính ở Washington: 1) Theo dõi các đánh giá tình báo hải ngoại của Giám đốc tình báo (DI) của CIA; 2) IAS cũng thực hiện hợp tác chặt chẽ với Cục Tình báo và nghiên cứu (INR) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ
Mối liên hệ IAS-INR còn được bổ sung bởi mối quan hệ của INR với Phòng các dịch vụ tình báo và đánh giá mối đe dọa của Bộ các vấn đề toàn cầu của Canada (DFAIT), cả 2 cơ quan này cùng chia sẻ báo cáo ngoại giao và phân tích mối đe dọa.
Các đánh giá từ những thành viên khác trong cộng đồng Ngũ Nhãn về dự thảo đánh giá của Canada nằm đảm bảo cho IAS cùng xem xét một loạt các yếu tố và vấn đề thích hợp trước khi hoàn thành các kết luận và đánh giá chính xác nhất. Ngược lại, IAS cũng thường xuyên được mời tham gia phê bình các tài liệu dự thảo từ các đối tác Ngũ Nhãn khác.
Tình báo quốc phòng
Tình báo quốc phòng sẽ xử lý các vấn đề phòng thủ nước ngoài cùng các khả năng quân sự. Vấn đề này đã xuất phát từ tình báo quân sự và cung cấp cho các nhà hoạch định của chính phủ. Trưởng phòng tình báo quốc phòng (CDI) đại diện cho Canada trong cộng đồng tình báo quốc phòng Ngũ Nhãn. Một đối tác khác là Tổ chức tình báo quốc phòng Australia (DIO).
Tổng cục tình báo và an ninh quốc phòng (DDIS) tương tự như CDI ở New Zealand. CDI cũng liên kết với Cục tình báo quốc phòng Anh (DIS). Ở Mỹ, CDI làm việc với Cơ quan tình báo quốc phòng (DIA). Ít nhất mỗi 2 lần/năm, CDI sẽ gặp gỡ với người đứng đầu hoạt động tình báo quốc phòng của các nước trong cộng đồng Ngũ Nhãn để giải quyết các vấn đề chiến lược thuộc mối bận tâm chung.
Ngoài ra còn phải kể đến một liên lạc của các sĩ quan tình báo tạo điều kiện tham vấn giữa các đối tác. Các đặc tình viên tình báo Canada (CFILOs) thường nằm vùng hoạt động ở Washington, London và Canberra.
Tất cả các đối tác tình báo quốc phòng Ngũ Nhãn đều được kết nối thông qua một liên kết liên lạc mang mã danh là Stoneghost. CDI cũng hoạt động trong sự hiện diện của quân đội Canada ở Afghanistan.
Hỗ trợ tình báo cho các chiến dịch quân sự của Canada ở tỉnh Kandahar đều được cung cấp bởi Trung tâm tình báo toàn nguồn (ASIC. Ngoài các nhân viên tình báo quân sự, ASIC còn có các đại diện của Cơ quan dịch vụ biên giới Canada, Dịch vụ cải huấn Canada, CSEC, Cục Tình báo an ninh Canada, DFAIT và Cảnh sát hoàng gia Canada. Australia, Anh và Mỹ cũng hỗ trợ nhân viên tình báo cho ASIC.
ASIC cung cấp các sản phẩm tình báo sáng tạo bằng cách tích hợp tín hiệu thông minh, tình báo không gian địa lý, tình báo con người (humint) và thông tin phân tích khác. Nói tóm lại cộng đồng tình báo quốc phòng Ngũ Nhãn hoạt động trên biển, trên bộ, trên không, không gian và không gian mạng, tạo ra một cấu trúc ngang dọc vô cùng chặt chẽ mà không tồn tại ở các ngành tình báo khác.
Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/lien-minh-tinh-bao-ngu-nhan-572600/