'Giải khát vọng' của nhóm chị em yếu thế

Gặp chị Bùi Thị Mích, phố Chiềng Trào, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) tại điểm cầu Hòa Bình trong lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 nhân kỷ niệm 91 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, ngày Phụ nữ Việt Nam (20//10) do T.Ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức, chị Mích chia sẻ: Vinh dự, xúc động và không nghĩ mình được tham gia cuộc thi lớn và đạt giải. Đây sẽ là động lực lớn để tôi và các thành viên mô hình nỗ lực, quyết tâm để làm được những việc có ý nghĩa hơn nữa.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh tặng hoa chúc mừng chị Bùi Thị Mích đạt giải cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 ở nội dung "Giải khát vọng”.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh tặng hoa chúc mừng chị Bùi Thị Mích đạt giải cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 ở nội dung "Giải khát vọng”.

Gặp chị Bùi Thị Mích, phố Chiềng Trào, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) tại điểm cầu Hòa Bình trong lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 nhân kỷ niệm 91 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, ngày Phụ nữ Việt Nam (20//10) do T.Ư Hội LHPN Việt Nam tổ chức, chị Mích chia sẻ: Vinh dự, xúc động và không nghĩ mình được tham gia cuộc thi lớn và đạt giải. Đây sẽ là động lực lớn để tôi và các thành viên mô hình nỗ lực, quyết tâm để làm được những việc có ý nghĩa hơn nữa.

Dự án "Trồng và cung ứng rau, củ, quả theo hướng an toàn sinh học" của chị Bùi Thị Mích là một mô hình mới, dành cho đối tượng đặc biệt. Mô hình đã lọt vào vòng chung kết và đạt giải của cuộc thi ở nội dung "Giải khát vọng”. Tổ hợp tác của chị Mích có 10 chị em phụ nữ yếu thế bị ảnh hưởng bởi HIV và 40 lao động trong gia đình của các thành viên. Họ đều có chung một mong muốn vượt lên chính mình để phát triển kinh tế gia đình và hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, tổ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng rau an toàn bằng cách sử dụng men vi sinh ủ phân hoai mục để bón cho cây trồng, có hệ thống tưới nước thuận lợi, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật…

Chị Mích chia sẻ: Tận dụng lợi thế có diện tích đất canh tác 1 ha, cộng với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước phù hợp với phát triển mô hình; nguồn phân bón từ chất thải của động, thực vật được thu mua từ các cơ sở và các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương rất thích hợp để tạo ra sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng hữu cơ, được sự hướng dẫn, hỗ trợ tham gia các chương trình tập huấn của Hội, chị em trong nhóm đã quyết tâm tổ chức sản xuất có tính liên kết theo chuỗi. Xây dựng bộ máy vận hành hoạt động chuyên hóa, khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Từ những nỗ lực, cố gắng, hiện các nông sản của nhóm được tiêu thụ ổn định không chỉ tại địa phương mà đã kết nối được đầu mối tiêu thụ ổn đinh cho 2 nhà máy điện tử tại huyện (phục vụ bữa ăn cho trên 2.000 công nhân); 4 bếp ăn trường học, 1 cửa hàng thực phẩm sạch trong tỉnh và chợ đầu mối của huyện.

Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Với mục tiêu phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ theo hướng sinh học tại địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động hơn nữa, đặc biệt giúp phụ nữ yếu thế, bị ảnh hưởng bởi HIV phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động, sinh hoạt với tổ chức Hội và tái hòa nhập cộng đồng, trong thời gian tới, Hội LHPN huyện tăng cường phối hợp với các ngành, tổ chức các chương trình tập huấn; hỗ trợ nhiều hơn nữa cho chị em trong mô hình. Cùng với đó, tăng cường liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho chị em.

HD

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/158881/giai-khat-vong-cua-nhom-chi-em-yeu-the.htm