Đức thanh toán khí đốt bằng đồng euro bất chấp sắc lệnh đồng rúp của Nga
Hôm qua (31/3), Thủ tướng Đức Olaf Scholz hy vọng có thể thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro, sau khi ông Vladimir Putin ký sắc lệnh áp đặt các khoản thanh toán bằng đồng rúp từ 'các quốc gia không thân thiện' và làm dấy lên lo ngại rằng Nga sắp sửa cắt nguồn cung cấp khí đốt.
Các hợp đồng năng lượng giữa Đức và Nga quy định các khoản thanh toán bằng đồng euro, đôi khi bằng đô la Mỹ, ông Scholz cho biết trong cuộc họp báo ở Berlin hôm thứ Năm (31/3), ngay sau khi Điện Kremlin thông báo Putin đã ký sắc lệnh. “Trong cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga, tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng điều này sẽ tiếp tục như vậy”, Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ.
Một người biểu tình giơ tấm biểu ngữ có nội dung "Ngừng sử dụng khí đốt và dầu từ Nga!" trước văn phòng Thủ tướng Chính phủ ở Berlin. Ảnh:John MacDougall/AFP/Getty Images.
Theo chính phủ nước này, các khoản thanh toán bằng khí đốt của Đức bằng đồng euro sẽ được ngân hàng Gazprombank (Nga) chuyển đổi thành đồng rúp. Nghị định của Điện Kremlin quy định các ngân hàng được phép có thể chuyển đổi ngoại tệ trong quá trình thanh toán miễn là “khách hàng” đồng ý với các điều khoản mới, bao gồm cả việc mở tài khoản bằng đồng rúp.
Phản ứng của ông Scholz đối với sắc lệnh của Điện Kremlin cũng giống với Thủ tướng Ý Mario Draghi - người đã cố gắng xoa dịu lo ngại rằng “cường quốc năng lượng” sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt dùng để sưởi ấm và điện vào hôm thứ Tư (30/3).
Tuy nhiên, người Đức đã được cảnh báo “lên dây cót” cho khả năng suy giảm hoặc ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sau khi chính phủ kích hoạt một kế hoạch khẩn cấp để quản lý nguồn cung cấp của mình.
Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đã kêu gọi các hộ gia đình tư nhân và ngành công nghiệp sử dụng khí đốt nên dùng một cách tiết kiệm, nói rằng "Hiện tại chúng ta đang ở trong một tình huống mà mỗi kilowatt giờ năng lượng có thể được tiết kiệm đều hữu ích."
Vào thứ Tư (30/3), bước tiến đầu tiên trong ba phần của kế hoạch khẩn cấp xác định cách thức và vị trí nguồn cung cấp sẽ được chuyển hướng trong trường hợp có mối đe dọa đối với dòng khí đốt và dầu được kích hoạt.
Trong đó, các bệnh viện và dịch vụ cấp cứu sẽ được xếp đầu tiên, sau đó là các nhà riêng. Các ngành công nghiệp, tiêu thụ 1/5 lượng khí đốt cung cấp cho Đức, dự kiến sẽ đóng cửa đầu tiên.
Theo kế hoạch được phát triển vào năm 2017, các doanh nghiệp đang được thúc đẩy để đưa ra các biện pháp cụ thể về lượng năng lượng nếu nguồn cung phải được hạn chế. Tác động đối với ngành công nghiệp sẽ rất nghiêm trọng, với những hậu quả tiêu cực hiện hữu cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và việc làm.
Theo Helmut Dedy, giám đốc hiệp hội các thị trấn và thành phố của Đức, đã yêu cầu chính phủ hôm thứ Năm (31/3) "nghiêm túc" về việc giải quyết những khó khăn. Ông đề xuất áp dụng hạn chế tốc độ 100km/h đối với xe ô tô, nhận được sự ủng hộ của tổ chức vận động hành lang sinh thái BUND, tổ chức cho biết họ sẽ ủng hộ các ngày Chủ nhật không có ô tô và bãi bỏ các chuyến bay đường ngắn.
Theo Dedy, việc ngừng dòng khí đốt hoặc dầu của Nga hiện là một viễn cảnh hợp lý và cần phải có hành động ứng phó nhanh chóng, đặc biệt là chuẩn bị cho mọi người đối phó với tình huống này. Ông nói với hãng thông tấn Đức DPA: “Chúng tôi không muốn đốc thúc, nhưng chúng tôi cần mọi người và nền kinh tế nhận thức rõ hơn rằng chúng tôi có thể đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lớn.
Dedy nói rằng ông Habeck đã đúng khi kích hoạt kế hoạch khẩn cấp. Ông nói: “Chúng tôi cần thực hiện tất cả các biện pháp sẵn có ở mọi cấp độ để chuẩn bị cho việc cắt nguồn cung từ Nga, vì những lý do chiến lược và thực tế.
Tính “dễ bị tổn thương” của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã bị “phơi bày” rất nhiều do thực tế là 55% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này - cao hơn các nước châu Âu khác cũng nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Được biết, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thường xuyên thúc ép chính quyền nước này ngừng mua khí đốt của Nga.
Tổng thống Lithuania tuyên bố rằng đã qua thời gian châu Âu tạm dừng mọi hoạt động buôn bán năng lượng với Nga. Ông Gitanas Nausda tuyên bố trong cuộc họp báo ở Vilnius với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen: “Thu nhập từ đó chỉ dùng để hỗ trợ cuộc tấn công vào Ukraine.
Người Đức ban đầu được yêu cầu "giảm nhiệt độ" sau cuộc khủng hoảng, và dần dần tần suất đó tăng tịnh tiến. Hàng loạt các đơn đặt hàng máy bơm nhiệt thay thế cho hệ thống sưởi trung tâm bằng khí gas được cho là ở mức cao nhất mọi thời đại và người tiêu dùng cũng đang đáp ứng nhu cầu tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như tránh để thiết bị điện tử ở chế độ chờ hoặc chuyển sang đèn LED.
Các công ty của nước này cũng phải cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng, một số thậm chí còn khuyến khích nhân viên sử dụng máy tính xách tay thay vì máy tính để bàn hoặc tắt đèn phòng trưng bày vào ban đêm.
Đức đã tuyên bố rằng có ý định loại bỏ khí đốt của Nga, mặc dù ông Habeck đã nhận định điều này sẽ không thể đạt được cho đến giữa năm 2024. Có lẽ nhận định của ông là sáng suốt vì với tình hình hiện tại của Đức thì việc “cách ly” với năng lượng Nga là điều không dễ dàng gì.
Lê Na (Theo Theguardian)