Động thái của BRICS với các lệnh trừng phạt chống Nga gây chia rẽ giữa EU và Mỹ

Các nước BRICS (nhóm những nền kinh tế mới nổi) đã cho thấy có thể lách lệnh trừng phạt chống Nga, điều này gây mâu thuẫn giữa EU và Mỹ.

Các nước BRICS đã "làm gương" cho châu Âu trong việc lách những lệnh trừng phạt chống Nga của Mỹ, cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Australia, thành viên của Diễn đàn Thái Bình Dương - ông Akhil Ramesh cho biết trong một bài viết trên tờ The Hill.

Các nước BRICS đã "làm gương" cho châu Âu trong việc lách những lệnh trừng phạt chống Nga của Mỹ, cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao Australia, thành viên của Diễn đàn Thái Bình Dương - ông Akhil Ramesh cho biết trong một bài viết trên tờ The Hill.

Như tác giả lưu ý, một vài năm trước các nhà kinh tế đã lo lắng về sự suy giảm nhu cầu đối với dầu, khi giá dầu thế giới lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới 0. Bây giờ tình hình hoàn toàn ngược lại: một thùng có giá khoảng 130 USD.

Như tác giả lưu ý, một vài năm trước các nhà kinh tế đã lo lắng về sự suy giảm nhu cầu đối với dầu, khi giá dầu thế giới lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống dưới 0. Bây giờ tình hình hoàn toàn ngược lại: một thùng có giá khoảng 130 USD.

Điều này diễn ra trong bối cảnh giá khí đốt, lúa mì, dầu hướng dương và các mặt hàng quan trọng khác đang tăng lên. Theo ông Ramesh, thủ phạm chính gây ra tình trạng hiện tại là Mỹ và chính sách trừng phạt của nước này.

Điều này diễn ra trong bối cảnh giá khí đốt, lúa mì, dầu hướng dương và các mặt hàng quan trọng khác đang tăng lên. Theo ông Ramesh, thủ phạm chính gây ra tình trạng hiện tại là Mỹ và chính sách trừng phạt của nước này.

“Giá cả tăng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân không chỉ ở Mỹ và thế giới phương Tây, mà còn ở phía Nam bán cầu. Washington đã chọn công cụ tệ nhất có thể để kiềm chế Nga - các biện pháp trừng phạt kinh tế".

“Giá cả tăng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân không chỉ ở Mỹ và thế giới phương Tây, mà còn ở phía Nam bán cầu. Washington đã chọn công cụ tệ nhất có thể để kiềm chế Nga - các biện pháp trừng phạt kinh tế".

"Bằng cách tung ra những gói trừng phạt chống lại Liên bang Nga - nhà sản xuất dầu thô lớn thứ ba thế giới và nhà cung cấp lúa mì lớn nhất - Mỹ đã kích hoạt một quả bom có thể dẫn đến suy thoái trong 6 tháng tới”, ông Ramesh nhận định.

"Bằng cách tung ra những gói trừng phạt chống lại Liên bang Nga - nhà sản xuất dầu thô lớn thứ ba thế giới và nhà cung cấp lúa mì lớn nhất - Mỹ đã kích hoạt một quả bom có thể dẫn đến suy thoái trong 6 tháng tới”, ông Ramesh nhận định.

Tuy nhiên, thách thức dài hạn đối với Mỹ sẽ là giữ "vương miện trên đầu đồng USD" với tư cách là đồng tiền hàng đầu thế giới, tác giả lập luận. Điều này do thực tế là thế giới bắt đầu từ bỏ dần các giao dịch bằng USD.

Tuy nhiên, thách thức dài hạn đối với Mỹ sẽ là giữ "vương miện trên đầu đồng USD" với tư cách là đồng tiền hàng đầu thế giới, tác giả lập luận. Điều này do thực tế là thế giới bắt đầu từ bỏ dần các giao dịch bằng USD.

Các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây đối với Nga đã làm gia tăng lạm phát ở châu Âu, Đông Phi và Nam Á, những nước nhập khẩu lúa mì và năng lượng lớn nhất của Nga. Do đó, những nước này đang tìm cách để giữ nhập khẩu từ Nga, vượt qua hạn chế của Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây đối với Nga đã làm gia tăng lạm phát ở châu Âu, Đông Phi và Nam Á, những nước nhập khẩu lúa mì và năng lượng lớn nhất của Nga. Do đó, những nước này đang tìm cách để giữ nhập khẩu từ Nga, vượt qua hạn chế của Mỹ.

“Hầu hết các quốc gia đã tạo ra những cơ chế khác nhau để lách lệnh trừng phạt. Phạm vi bao gồm từ việc sử dụng giao dịch hàng đổi hàng đến giao dịch bằng tiền tệ của chính mình".

“Hầu hết các quốc gia đã tạo ra những cơ chế khác nhau để lách lệnh trừng phạt. Phạm vi bao gồm từ việc sử dụng giao dịch hàng đổi hàng đến giao dịch bằng tiền tệ của chính mình".

"Điều này đặc biệt đúng đối với Brazil, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ (nhóm BRICS), những nước có tổng GDP hơn 24% chỉ số thế giới và tỷ trọng của họ trong thương mại quốc tế là khoảng 16%”, bài báo nhấn mạnh.

"Điều này đặc biệt đúng đối với Brazil, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ (nhóm BRICS), những nước có tổng GDP hơn 24% chỉ số thế giới và tỷ trọng của họ trong thương mại quốc tế là khoảng 16%”, bài báo nhấn mạnh.

Chuyên gia Ramesh giải thích, cuộc khủng hoảng kinh tế và nguy cơ bất ổn xã hội đang thúc đẩy chính phủ các nước BRICS tìm cách lách biện pháp trừng phạt của Mỹ. Hơn nữa, ngay cả những đồng minh châu Âu của Washington cũng đang thực hiện bước đầu tiên theo hướng này.

Chuyên gia Ramesh giải thích, cuộc khủng hoảng kinh tế và nguy cơ bất ổn xã hội đang thúc đẩy chính phủ các nước BRICS tìm cách lách biện pháp trừng phạt của Mỹ. Hơn nữa, ngay cả những đồng minh châu Âu của Washington cũng đang thực hiện bước đầu tiên theo hướng này.

Theo nhận xét, động thái kinh tế của những quốc gia lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có thể đẩy châu Âu đến những hành động tương tự, gây chia rẽ giữa EU và Mỹ

Theo nhận xét, động thái kinh tế của những quốc gia lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có thể đẩy châu Âu đến những hành động tương tự, gây chia rẽ giữa EU và Mỹ

“Kinh nghiệm này (vượt qua các lệnh trừng phạt chống Nga của những quốc gia BRICS) có thể đặt châu Âu vào ngã ba đường".

“Kinh nghiệm này (vượt qua các lệnh trừng phạt chống Nga của những quốc gia BRICS) có thể đặt châu Âu vào ngã ba đường".

"Họ có thể ưu tiên cho liên minh xuyên Đại Tây Dương và ủng hộ Mỹ một cách mù quáng, ngay cả khi phải chịu thiệt hại nặng nề, hoặc đặt lợi ích kinh tế của châu Âu lên trên".

"Họ có thể ưu tiên cho liên minh xuyên Đại Tây Dương và ủng hộ Mỹ một cách mù quáng, ngay cả khi phải chịu thiệt hại nặng nề, hoặc đặt lợi ích kinh tế của châu Âu lên trên".

Tác giả bài viết trên tờ The Hill cũng hướng sự chú ý đến thực tế là các nước châu Âu đã tham gia vào những cuộc đàm phán về thương mại đồng Ruble và Euro để ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào trong nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Tác giả bài viết trên tờ The Hill cũng hướng sự chú ý đến thực tế là các nước châu Âu đã tham gia vào những cuộc đàm phán về thương mại đồng Ruble và Euro để ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào trong nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Chuyên gia Ramesh lưu ý, nếu không có các nguồn năng lượng của Liên bang Nga, nền kinh tế EU có thể dừng lại, do vậy những cơ chế thương mại thay thế đang được khẩn trương tạo ra ở Brussels.

Chuyên gia Ramesh lưu ý, nếu không có các nguồn năng lượng của Liên bang Nga, nền kinh tế EU có thể dừng lại, do vậy những cơ chế thương mại thay thế đang được khẩn trương tạo ra ở Brussels.

Với tất cả những bước đi như vậy, tác giả tin rằng báo hiệu sự bắt đầu của quá trình phi USD hóa quy mô lớn, thời điểm quan trọng là quyết định của Moskva trong việc đa dạng hóa tài sản dự trữ bằng tiền tệ quốc gia và vàng.

Với tất cả những bước đi như vậy, tác giả tin rằng báo hiệu sự bắt đầu của quá trình phi USD hóa quy mô lớn, thời điểm quan trọng là quyết định của Moskva trong việc đa dạng hóa tài sản dự trữ bằng tiền tệ quốc gia và vàng.

Theo ông Ramesh, các quốc gia Đông Phi và Nam Á, sau Nga, có thể dùng đến bước đi như vậy, điều này cuối cùng sẽ làm suy yếu đồng USD với tư cách là tiền tệ thế giới.

Theo ông Ramesh, các quốc gia Đông Phi và Nam Á, sau Nga, có thể dùng đến bước đi như vậy, điều này cuối cùng sẽ làm suy yếu đồng USD với tư cách là tiền tệ thế giới.

“Các học giả và nhà kinh tế học tại Washington dường như không nhìn thấy nước Mỹ bên ngoài hình ảnh của một thành phố trên ngọn đồi sáng chói”.

“Các học giả và nhà kinh tế học tại Washington dường như không nhìn thấy nước Mỹ bên ngoài hình ảnh của một thành phố trên ngọn đồi sáng chói”.

"Trong khi đối với các quốc gia ở Nam bán cầu, ý tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn, và họ có thể tìm thấy sự lựa chọn thay thế cho đồng USD”, bài báo viết.

"Trong khi đối với các quốc gia ở Nam bán cầu, ý tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ ngày càng trở nên kém hấp dẫn hơn, và họ có thể tìm thấy sự lựa chọn thay thế cho đồng USD”, bài báo viết.

Quyền bá chủ của đồng USD phụ thuộc trực tiếp vào sự thống trị của Mỹ. Ngày nay thế giới đang phấn đấu cho đa cực và Mỹ không còn là cường quốc thương mại lớn nhất thế giới khi phải nhường chỗ cho Trung Quốc. Kết quả là sức mạnh và trạng thái của đồng USD đang suy yếu đáng kể.

Quyền bá chủ của đồng USD phụ thuộc trực tiếp vào sự thống trị của Mỹ. Ngày nay thế giới đang phấn đấu cho đa cực và Mỹ không còn là cường quốc thương mại lớn nhất thế giới khi phải nhường chỗ cho Trung Quốc. Kết quả là sức mạnh và trạng thái của đồng USD đang suy yếu đáng kể.

“Với vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia ở Nam bán cầu, đồng USD đã chứng kiến sự suy giảm của chính nó", ông Ahil Ramesh tóm tắt rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga chỉ đẩy nhanh sự suy giảm này.

“Với vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, Liên minh châu Âu và các quốc gia ở Nam bán cầu, đồng USD đã chứng kiến sự suy giảm của chính nó", ông Ahil Ramesh tóm tắt rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga chỉ đẩy nhanh sự suy giảm này.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/dong-thai-cua-brics-voi-cac-lenh-trung-phat-chong-nga-gay-chia-re-giua-eu-va-my-post501151.antd