Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm ruột thừa
Dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là đối với người mắc bệnh viêm ruột thừa.
Nội dung
1. Chế độ dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng với người bệnh viêm ruột thừa
2. Người bị viêm ruột thừa không nên ăn gì?
3. Nên ăn gì khi bị viêm ruột thừa?
3.1 Bị đau bụng nghi viêm ruột thừa nên ăn gì?
3.2 Chế độ ăn thích hợp sau khi mổ ruột thừa
Đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa
Thức ăn nhiều chất xơ
Thức ăn giàu đạm
Thức ăn giàu vitamin
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa giống con sâu, thường dẫn đến đau bụng, chán ăn và đau bụng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường có siêu âm hoặc cắt lớp vi tính hỗ trợ. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn. Các cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn, sau đó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa có thể đau dữ dội và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn trong khoảng 12 đến 18 giờ.
Viêm, đau ruột thừa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Viêm ruột thừa không chỉ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.
1. Chế độ dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng với người bệnh viêm ruột thừa
Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Hoàng Thành cho biết: Viêm ruột thừa có thể gây ra những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy trầm trọng. Ngoài ra, nhiều người còn xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn, chán ăn và cảm thấy không ăn được.
Điều đáng lưu ý là dấu hiệu chán ăn hay ăn không ngon tuy không phải là khẳng định, nhưng gần như luôn xuất hiện đồng thời kèm theo trong bệnh viêm ruột thừa cấp.
Một số người còn có thể gặp tình trạng khó khăn khi đi ngoài ra khí, đây có thể là dấu hiệu của việc tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột. Điều này có thể liên quan đến bệnh lý viêm ruột thừa tiềm ẩn.
Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân viêm ruột thừa. Đường tiêu hóa luôn cần được nghỉ ngơi hoặc hoạt động một cách nhẹ nhàng, nhất là trong và sau quá trình phẫu thuật viêm ruột thừa để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
2. Người bị viêm ruột thừa không nên ăn gì?
Dù không thể ngăn ngừa được nhưng nếu biết được khi bị đau ruột thừa nên ăn gì, bạn có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng bệnh này đấy. Dưới đây là một vài thực phẩm bạn không nên ăn:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ rất khó tiêu, không thích hợp khi bị đau hay sau khi đã phẫu thuật. Những thực phẩm này gồm thịt, trứng, phô mai, sữa nguyên kem, chocolate, kem, thức ăn chiên xào.
Thực phẩm nhiều đường như kẹo, đồ ngọt, bánh ngọt, kem…
Nước trái cây chế biến sẵn và đồ hộp
Thức uống có gas
Đồ uống chế biến sẵn
Rượu bia
Tiêu và các loại gia vị
Nước sốt
Đậu và rau họ cải
Bánh từ bột mì và ngũ cốc
3. Nên ăn gì khi bị viêm ruột thừa?
3.1 Bị đau bụng nghi viêm ruột thừa nên ăn gì?
Có nhiều món ăn có thể giúp hồi phục sức khỏe nhất là khi có dấu hiệu đau bụng, nghi viêm ruột thừa. Theo các bác sĩ, viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu. Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi viêm ruột thừa, người bệnh cần phải được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm để được xử trí cấp cứu kịp thời. Dưới đây là những gợi ý cho người bệnh đau bụng nghi ruột thừa:
Nước chanh ấm pha với một muỗng mật ong sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Trái cây và sữa cùng với một ít loại hạt cho bữa sáng. Chế độ ăn toàn sữa sẽ tốt cho bạn nếu bạn có thể uống được sữa mà không gặp vấn đề về tiêu hóa.
Rau củ hấp và sữa lên men cho bữa trưa.
Nước trái cây tươi hay rau củ vào buổi chiều.
Salad rau củ tươi, hạt mầm, sữa lên men cho bữa tối.
Nước ép cà rốt, dưa chuột và củ cải.
3.2 Chế độ ăn thích hợp sau khi mổ ruột thừa
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết dành cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật ruột thừa.
Khi đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Dưới đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn cho người mổ ruột thừa mà mọi người nên tham khảo:
Đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa
Các món ăn mềm như cháo, súp, canh... là những lựa chọn phù hợp, vì chúng mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Các món ăn mềm không tạo áp lực lớn cho đường ruột, giảm nguy cơ gây kích ứng hoặc làm tổn thương vết mổ.
Súp, cháo, và cơm nhão thường chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ tái tạo tế bào.
Thức ăn nhiều chất xơ
Chất xơ là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón và kiểm soát lượng đường trong máu.
Đối với người sau khi mổ ruột thừa, chất xơ cũng rất quan trọng để giúp vết mổ mau lành.
Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người sau khi mổ ruột thừa có thể ăn:
Rau củ: Rau củ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một số loại rau củ giàu chất xơ bao gồm rau bina, cải xoăn, rau ngót,...
Trái cây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Một số loại trái cây giàu chất xơ bao gồm quýt, cam, dâu tây, việt quất, táo,...
Các loại đậu: Các loại đậu là một nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào. Một số loại đậu giàu chất xơ bao gồm đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu phộng, đậu lăng,...
Yến mạch.
Ngũ cốc, các loại hạt.
Thức ăn giàu đạm
Đạm giúp tăng cường khả năng tổng hợp collagen, một loại protein giúp liên kết các mô lại với nhau, tăng cường khả năng tái tạo tế bào mới, giúp vết mổ nhanh lành, đồng thời giúp vết mổ khỏe, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Một số loại thực phẩm giàu đạm mà người sau khi mổ ruột thừa có thể ăn bao gồm:
Thực phẩm từ động vật: Cá biển, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa,...
Thực phẩm từ thực vật: Đậu phụ, đậu xanh, đậu lăng, các loại hạt,...
Người sau khi mổ ruột thừa nên bắt đầu ăn các loại thực phẩm giàu đạm sau khi vết mổ lành và ổn định. Nên bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần lượng đạm trong chế độ ăn uống theo thời gian.
Thức ăn giàu vitamin
Vitamin là những chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Chúng tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và tái tạo các mô.
Vitamin A cần thiết cho thị lực, hệ miễn dịch và sức khỏe sinh sản. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Cà rốt, khoai lang, rau bina, bí đỏ, xoài, cam,...
Vitamin B là một nhóm gồm 8 loại vitamin cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau lá xanh đậm,...
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Vitamin C cũng cần thiết cho quá trình tạo collagen, một loại protein giúp liên kết các mô lại với nhau. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, việt quất, ớt chuông, bông cải xanh,...
Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: Rau lá xanh đậm, bông cải xanh, cải Brussels, trứng, sữa,...