Chế độ ăn uống lành mạnh cho người có bệnh nền

Kết hợp dinh dưỡng, vận động, quản lý cảm xúc và duy trì thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, huyết áp

Theo một nghiên cứu năm 2017, tiêu thụ quá nhiều muối khiến cơ thể giữ nước. Lúc này, tim phải làm việc nhiều hơn để di chuyển chất lỏng bổ sung qua cơ thể. Các chuyên gia khuyến nghị nên chọn thực phẩm được dán nhãn "không thêm muối", tránh thực phẩm có hơn 400 mg natri mỗi khẩu phần, duy trì tổng lượng muối dưới 1.500 mg mỗi ngày.

Bất cứ khi nào có thể, bạn nên thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khi nấu ăn

Bất cứ khi nào có thể, bạn nên thay thế muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khi nấu ăn. Chế độ ăn kiêng DASH cũng là một cách hữu ích giúp giảm muối và chăm sóc sức khỏe tim mạch. Chất béo bão hòa có thể gây xơ vữa động mạch, nơi các mảng bám cứng tích tụ trong động mạch. Bạn có thể giảm lượng tiêu thụ bằng cách ăn những phần thịt ít mỡ, hạn chế các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Các sản phẩm sữa ít chất béo gồm: sữa tách béo, sữa chua ít béo, sữa đậu nành, phô mai không béo là những lựa chọn thay thế cho những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Ăn nhiều trái cây và rau: Trái cây và rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít calo, giúp duy trì cân nặng. Chúng chứa nhiều sắc tố thực vật carotenoid, có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa các bệnh ung thư.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị mỗi người nên tập thể dục tối thiểu 150 phút

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến nghị mỗi người nên tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần hoặc 75 phút vận động mạnh. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai bài tập cường độ nặng và nhẹ. Các bài tập huấn luyện sức bền giúp giảm mỡ, tăng cơ. Chẳng hạn, nâng tạ, tập với dây kháng lực có thể cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Điều này giúp duy trì cân nặng và huyết áp vừa phải.

Đứng, đi bộ và di chuyển tốt cho tim mạch hơn là ngồi liên tục. Nếu có thể, bạn hãy thường xuyên giãn cơ trong lúc ngồi làm việc và đi bộ nhiều hơn. Theo AHA, lười vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, dẫn đến tuổi thọ ngắn.

Duy trì thói quen tốt: Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể giúp bạn chăm sóc tốt cơ thể. Nếu bạn mắc các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch như bệnh thận mạn tính, tiểu đường, hãy kiểm soát chúng để cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách điều trị sớm và tuân theo phác đồ điều trị./.

Nguồn Sao Pháp Luật: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/che-do-an-uong-lanh-manh-cho-nguoi-co-benh-nen-42361/