Câu hỏi lớn khi hệ thống phòng không S-400 bất lực trước tên lửa ATACMS

Quân đội Ukraine đã dùng tên lửa ATACMS tấn công hệ thống phòng không S-400 của Nga ở khu vực Donetsk và gây thiệt hại nặng nề.

Khoảng 12h50 ngày 22/5, Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS vào vị trí triển khai tổ hợp phòng không S-400 của Nga gần sân bay Mospyne, vùng Donetsk." src="https://image.anninhthudo.vn//Uploaded/2024/kjlqmdxwp/2024_05_25/avatar-of-video-1829341-3821.png" data-link="https://streaming-cms-anninhthudo.epicdn.me/04e6a24ff54b51cc8da426157b287fbb/66706b90/2024_05_25/special_kherson_cat_tren_x_atacms_strikes_on_the_russian_s_400_air_defense_system_positions_near_mospyne_donetsk_region_https_tco_ttltemp7ci_https_tco_6t06qzbd8w_x_8213.mp4" class="video

Đoạn video về cuộc tấn công đã được máy bay không người lái Ukraine ghi lại đầy đủ, cho thấy các bệ phóng S-400 liên tiếp bắn đạn đánh chặn nhưng đều trượt mục tiêu và cuối cùng chịu thiệt hại lớn do đạn chùm mà tên lửa ATACMS mang theo.

Đoạn video về cuộc tấn công đã được máy bay không người lái Ukraine ghi lại đầy đủ, cho thấy các bệ phóng S-400 liên tiếp bắn đạn đánh chặn nhưng đều trượt mục tiêu và cuối cùng chịu thiệt hại lớn do đạn chùm mà tên lửa ATACMS mang theo.

Theo cơ quan báo chí của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, cuộc tập kích nói trên đã được thực hiện bằng 5 tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS phiên bản có tầm bắn 300 km.

Theo cơ quan báo chí của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, cuộc tập kích nói trên đã được thực hiện bằng 5 tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS phiên bản có tầm bắn 300 km.

Thiệt hại của phía Nga theo thống kê bao gồm: 2 hệ thống phòng không S-300/400 bị phá hủy; 1 hệ thống phòng không S-300/400 bị hư hỏng; Radar cảnh báo sớm 96L6E bị phá hủy; Trạm điều khiển của hệ thống phòng không S-300/400 bị phá hủy.

Thiệt hại của phía Nga theo thống kê bao gồm: 2 hệ thống phòng không S-300/400 bị phá hủy; 1 hệ thống phòng không S-300/400 bị hư hỏng; Radar cảnh báo sớm 96L6E bị phá hủy; Trạm điều khiển của hệ thống phòng không S-300/400 bị phá hủy.

Trong các bức ảnh và video được đăng tải sau đó, có thể xác định một cách đáng tin cậy rằng ít nhất 1 bệ phóng đã bị phá hủy, nhiều khả năng đây là trạm hỗ trợ kỹ thuật 30Ts6E và 1 trạm radar cảnh giới 96L6E, đây là lần đầu tiên những khí tài trên bị phá hủy khi tham chiến.

Trong các bức ảnh và video được đăng tải sau đó, có thể xác định một cách đáng tin cậy rằng ít nhất 1 bệ phóng đã bị phá hủy, nhiều khả năng đây là trạm hỗ trợ kỹ thuật 30Ts6E và 1 trạm radar cảnh giới 96L6E, đây là lần đầu tiên những khí tài trên bị phá hủy khi tham chiến.

Đối với trường hợp radar và trạm chỉ huy bị hư hỏng, chúng ta có thể nói về việc vô hiệu hóa thực tế toàn bộ khẩu đội phòng không, bởi vì nếu không có chúng thì các thành phần khác không thể hoạt động được.

Đối với trường hợp radar và trạm chỉ huy bị hư hỏng, chúng ta có thể nói về việc vô hiệu hóa thực tế toàn bộ khẩu đội phòng không, bởi vì nếu không có chúng thì các thành phần khác không thể hoạt động được.

Bản thân các tổ hợp phòng không nói trên đã được triển khai gần sân bay Mospine, cách chiến tuyến khoảng 50 km trong khoảng thời gian khá dài, vì vậy Ukraine đủ thời gian lên phương án nhằm vô hiệu hóa chúng.

Bản thân các tổ hợp phòng không nói trên đã được triển khai gần sân bay Mospine, cách chiến tuyến khoảng 50 km trong khoảng thời gian khá dài, vì vậy Ukraine đủ thời gian lên phương án nhằm vô hiệu hóa chúng.

Bản thân sân bay quân sự Mospine cũng chỉ có một đường băng tương đối ngắn, nhiều khả năng nó được Không quân Nga sử dụng làm căn cứ dành cho trực thăng tấn công và S-400 đóng vai trò bảo vệ căn cứ.

Bên cạnh đó cũng trong tháng này, Lực lượng vũ trang Ukraine cũng đã tấn công một tổ hợp phòng không S-400 khác chịu trách nhiệm bảo vệ căn cứ không quân Belbek ở bán đảo Crimea, cũng thông qua tên lửa đạn đạo ATACMS.

Bên cạnh đó cũng trong tháng này, Lực lượng vũ trang Ukraine cũng đã tấn công một tổ hợp phòng không S-400 khác chịu trách nhiệm bảo vệ căn cứ không quân Belbek ở bán đảo Crimea, cũng thông qua tên lửa đạn đạo ATACMS.

Kết quả của cuộc tấn công nói trên được xác nhận một cách đáng tin cậy rằng chiếc xe tải mang bệ phóng trên khung gầm BAZ-69092 và radar điều khiển đa chức năng 92N2E đã bị phá hủy.

Kết quả của cuộc tấn công nói trên được xác nhận một cách đáng tin cậy rằng chiếc xe tải mang bệ phóng trên khung gầm BAZ-69092 và radar điều khiển đa chức năng 92N2E đã bị phá hủy.

Trong các trận chiến trên, tên lửa ATACMS không mang đầu đạn nổ mạnh mà dùng đạn chùm để nâng cao mức độ sát thương, chúng đã gây kích nổ tên lửa còn trong ống phòng và gây hiệu ứng nổ lan, dẫn đến phá hủy cả hệ thống.

Trong các trận chiến trên, tên lửa ATACMS không mang đầu đạn nổ mạnh mà dùng đạn chùm để nâng cao mức độ sát thương, chúng đã gây kích nổ tên lửa còn trong ống phòng và gây hiệu ứng nổ lan, dẫn đến phá hủy cả hệ thống.

Nhưng trong lúc này câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao S-400 lại hoàn toàn bất lực trước một mục tiêu bay cao, cơ động đơn giản và hoàn toàn không áp dụng công nghệ tàng hình như tên lửa ATACMS.

Nhưng trong lúc này câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao S-400 lại hoàn toàn bất lực trước một mục tiêu bay cao, cơ động đơn giản và hoàn toàn không áp dụng công nghệ tàng hình như tên lửa ATACMS.

Tên lửa ATACMS là vũ khí đã ra đời từ rất lâu, sắp bị Mỹ loại biên toàn bộ để dành cho dự trữ cho tên lửa Prsm thế hệ mới, điều này càng cho thấy tính năng thực tế của S-400 khác xa những gì Nga quảng cáo.

Tên lửa ATACMS là vũ khí đã ra đời từ rất lâu, sắp bị Mỹ loại biên toàn bộ để dành cho dự trữ cho tên lửa Prsm thế hệ mới, điều này càng cho thấy tính năng thực tế của S-400 khác xa những gì Nga quảng cáo.

Vấn đề nữa là Nga khẳng định họ có trong tay các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, dễ dàng vô hiệu hóa cơ chế dẫn đường thông qua định vị GPS mà tên lửa ATACMS sử dụng, nhưng tuyên bố này cũng đã được xác nhận là không đáng tin cậy.

Vấn đề nữa là Nga khẳng định họ có trong tay các hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, dễ dàng vô hiệu hóa cơ chế dẫn đường thông qua định vị GPS mà tên lửa ATACMS sử dụng, nhưng tuyên bố này cũng đã được xác nhận là không đáng tin cậy.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cau-hoi-lon-khi-he-thong-phong-khong-s-400-bat-luc-truoc-ten-lua-atacms-post577460.antd