Vì sao 'của quý' của Napoleon chu du khắp thiên hạ?

Hoàng đế Napoleon là một nhân vật nổi tiếng lịch sử thế giới. Khác với nhiều vĩ nhân, sau khi qua đời, Napoleon được chôn cất trong tình trạng thi hài không nguyên vẹn khi 'của quý' của ông bị lấy đi lúc khám nghiệm tử thi và lưu lạc nhiều nơi.

Vào ngày 5/5/1821, Hoàng đế Napoleon qua đời tại hòn đảo St. Helena hoang vắng sau 6 năm sống lưu đày kể từ khi bại trận ở Waterloo.

Sau khi qua đời, thi hài Hoàng đế Napoleon được các chuyên gia khám nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân tử vong.

Theo đó, một số bộ phận được lấy ra để nghiên cứu gồm: dạ dày, trái tim (trong di chúc, Napoleon để lại trái tim cho vợ) và "của quý".

Người ta cho rằng, linh mục Vignali chính là người đã lấy đi "cậu nhỏ" của Napoleon bởi ông là người cuối cùng tiếp xúc với thi hài vị hoàng đế lừng lẫy một thời của Pháp.

Linh mục Vignali và gia đình ông được cho là đã giữ "của quý" của Napoleon trong khoảng 100 năm trước khi bán cho một người bán sách ở London, Anh.

Kế đến, "cậu nhỏ" của Napoleon lại được bán cho một người Mỹ có tên A.S.W Rosenbach vào năm 1924.

Đến năm 1927, công chúng lần đầu tiên được chiêm ngưỡng "cậu nhỏ" của Napoleon khi bảo tàng nghệ thuật Pháp ở New York trưng bày.

Vào năm 1977, John Lattimer - bác sĩ tiết niệu ở New Jersey bỏ ra số tiền hơn 38.000 USD để mua dương vật của Napoleon trong một buổi đấu giá.

Kể từ đó, "cậu nhỏ" của Napoleon thuộc sở hữu của gia đình Lattimer.

Như vậy, trong gần 200 năm qua, "của quý" của vị hoàng đế Pháp này đã qua tay nhiều đời chủ và thỉnh thoảng xuất hiện trong các bộ phim tài liệu.

Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-cua-quy-cua-napoleon-chu-du-khap-thien-ha-1185640.html