Trinh sát cơ khổng lồ RC-135 Anh quay đầu ngay khi gặp Su-27 Nga trên Biển Đen

Trinh sát cơ khổng lồ RC-135 cùng hai tiêm kích Typhoon hộ tống của không quân Anh được cho là đã quay đầu ngay khi hai chiếc Su-27 của Nga áp sát trên Biển Đen.

"Các hệ thống kiểm soát không phận phát hiện ba mục tiêu trên Biển Đen tiếp cận biên giới Liên bang Nga. Hai tiêm kích Su-27 xuất kích để nhận dạng và ngăn chặn hành vi xâm phạm biên giới Nga", Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/6 thông báo.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các phi công Su-27 phát hiện máy bay trinh sát và tác chiến điện tử RC-135 cùng hai tiêm kích Typhoon của Anh.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các phi công Su-27 phát hiện máy bay trinh sát và tác chiến điện tử RC-135 cùng hai tiêm kích Typhoon của Anh.

Khi các tiêm kích Su-27 tiếp cận, nhóm máy bay Anh quay đầu và bay xa khỏi biên giới Nga.

"Các tiêm kích Nga trở về căn cứ an toàn. Biên giới Nga không bị xâm phạm", Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.

"Hai tiêm kích Su-27 đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định về không phận trên các vùng biển quốc tế, không cắt ngang tuyến hàng không hoặc tiếp cận nguy hiểm với máy bay nước ngoài", Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.

Việc Nga luôn tìm cách ngăn chặn trinh sát khổng lồ RC-135 là điều dễ hiểu, bởi loại máy bay này có khả năng thu thập thông tin tình báo quan trọng.

Trnh sát cơ RC-135 vẫn là một trong các vũ khí lợi hại của phương Tây hiện nay, mặc dù loại máy bay này đã ra đời từ khá lâu.

RC-135 do hãng Boeing phát triển vào đầu thập niên 1960 để thay thế dòng C-135 Stratolifter.

RC-135 có chiều dài 41,53 m, sải cánh 39,88 m, tải trọng cất cánh tối đa đạt 146.000 kg, vận tốc cực đại 933 km/h.

Phi hành đoàn của chiếc máy bay này gồm 27 người, bao gồm 3 phi công, 2 hoa tiêu và 22 chuyên viên phân tích, tình báo, sĩ quan chiến tranh điện tử và kỹ thuật viên bảo trì.

RC-135 có hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến.

RC-135 có hệ thống cảnh báo va chạm, hệ thống liên lạc bằng sóng radio, ăng ten vệ tinh, máy ảnh điện quang học độ phân giải cao cùng hệ thống cảm biến.

Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống chiến tranh điện tử của đối phương.

Dữ liệu mà chúng thu thập sẽ được mã hóa và truyền trực tiếp tới các vệ tinh hoặc các máy bay khác nhằm tránh những tác động từ hệ thống chiến tranh điện tử của đối phương.

Phạm vi hoạt động của RC-135 là 5.500 km, trần bay đạt 15.200 m

RC-135 bay lên cao với vận tốc 1.500 m/phút.

Hiện nay, RC-135 đang hoạt động trong không quân Mỹ và Anh

Hiện nay, RC-135 đang hoạt động trong không quân Mỹ và Anh

Cho đến nay, RC-135 vẫn là một trong các phương tiện trinh sát chiến lược quan trọng nhất của không quân Mỹ và Anh.

Cho đến nay, RC-135 vẫn là một trong các phương tiện trinh sát chiến lược quan trọng nhất của không quân Mỹ và Anh.

Dòng máy bay này có khả năng thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu ở khắp nơi trên thế giới.

Dòng máy bay này có khả năng thu thập thông tin tình báo điện tử và tín hiệu ở khắp nơi trên thế giới.

Máy bay có năng lực thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tình báo gần như theo giờ thực.

Máy bay có năng lực thu thập, phân tích và cung cấp thông tin tình báo gần như theo giờ thực.

Dù phi cơ RC-135 đã được sử dụng hơn nửa thế kỷ, quân đội Mỹ vẫn có ý định sử dụng máy bay này thêm vài thập kỷ nữa (đến năm 2045).

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/trinh-sat-co-khong-lo-rc-135-anh-quay-dau-ngay-khi-gap-su-27-nga-tren-bien-den-post544082.antd