Tránh lạm dụng để trục lợi khai khoáng
Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Đa số ý kiến đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật.
Nhiều ý kiến tập trung vào một nội dung nóng được dư luận quan tâm là cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp phục vụ các dự án xây dựng, công trình giao thông trong nhóm 4. Các đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện quy định phân loại khoáng sản theo hướng vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhưng cũng phải đảm bảo tránh thất thoát tài sản Nhà nước.
Phó Chủ tich Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhận định cần quy định tách bạch giữa thăm dò và khai thác. Để xuất bỏ giấy phép, chuyển sang đăng ký khai thác khoáng sản nhóm 4 là điểm tốt của dự thảo Luật nhằm đơn giản hóa trình tự, thủ tục hành chính so với quy định hiện hành nhằm đáp ứng nhu cầu đất cát đắp nền cấp bách cho các công trình giao thông trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, phải kiểm soát để tránh tình trạng lợi dụng Luật để trục lợi
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, với các khoáng sản nhóm 4, sau khi phân loại thì cần phải tăng cường kiểm soát, chọn lọc tiếp những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao để tránh bỏ sót tài nguyên quý.
Đánh giá đây là dự án luật quan trọng và nhạy cảm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh mẫn yêu cầu các đơn vị soạn thảo và thẩm tra phải thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xây dựng luật.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo luật phải cập nhật tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030 và cái tầm nhìn đến năm 2050.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tranh-lam-dung-de-truc-loi-khai-khoang-232128.htm